Mẹ biết gì về chế độ ăn dặm cho con hợp lý, đúng khoa học?

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, từ khoảng tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bé vì thế bé cần được bổ sung thêm năng lượng cho qua một chế độ ăn dặm khác. Vậy mẹ đã biết gì về chế độ ăn dặm cho con hợp lý và khoa học?

Mẹ biết gì về chế độ ăn dặm cho con hợp lý, đúng khoa học? Mẹ biết gì về chế độ ăn dặm cho con hợp lý, đúng khoa học?

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, từ khoảng tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bé vì thế bé cần được bổ sung thêm năng lượng cho qua một chế độ ăn dặm khác. Vậy mẹ đã biết gì về chế độ ăn dặm cho con hợp lý và khoa học? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Ăn dặm là bữa ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Thời gian hợp lý bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ cần phải ăn bổ sung vì năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung sẽ nhằm bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này để tránh tình trạng con bị còi cọc, suy dinh dưỡng, thiếu chất khi bước sang giai đoạn mới....

Một lý do nữa mà trẻ cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi là lượng sắt dự trữ cho trẻ lúc này đã không còn, nếu chỉ lấy từ nguồn sắt từ sữa mẹ con sẽ bị thiếu sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu chất, còi cọc và kém phát triển trí não...

Bên cạnh đó có một số trường hợp đặc biệt mẹ có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 như là trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ, trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc là mẹ có bệnh không cho con bú được.
>>> Xem thêm: Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
vicare.vn-me-biet-gi-ve-che-do-an-dam-cho-con-hop-ly-dung-khoa-hoc-body-1

2. Chế độ ăn dặm cho con từ loãng đến đặc và từ ngọt tới mặn

Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết đến loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Ở bước phát triển mới này, bé cần phải làm quen với nguồn dinh dưỡng mới từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì thế mẹ nên dành thời gian để bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách tập cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn và pha từ loãng đến đặc.

Ban đầu, mẹ có thể cho bé làm quen bằng các món có vị ngọt trước ví dụ như là bột ngọt có vị sữa, khi đó bé sẽ dễ sẵn lòng đón nhận món mới có hương vị sữa quen thuộc. Và đừng quên nguyên tắc là pha bột từ loãng đến đặc để bé có thể quen dần với loại thức ăn mới. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá,... và cho con ăn đặc hơn khi con đã quen dần.

3. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Khi đồng hành cùng con trong suốt giai đoạn ăn dặm, hẳn là mẹ sẽ cảm thấy rất sốt ruột và mong muốn được nhìn thấy bé yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều. Tuy nhiên điều đó thực sự không tốt cho con, mẹ nên nhẫn nại và kiên trì trong việc ăn dặm của trẻ, hãy để con ăn từ từ, từng chút một để bộ máy tiêu hóa của trẻ quen dần.

Theo các khuyến cáo dinh dưỡng, mẹ nên cho con ăn bắt đầu từ 2-3 thìa bột tương đương với 5ml bột và tăng dần lên 10-20-30-40ml tùy theo khả năng ăn của từng trẻ sau này chứ không nên ép con ăn một lúc sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ ăn, ngại ăn bước đầu gây ra bệnh biếng ăn.
vicare.vn-me-biet-gi-ve-che-do-an-dam-cho-con-hop-ly-dung-khoa-hoc-body-2

4. Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn tập ăn cho bé là giai đoạn bé bắt đầu ăn các mùi vị khác nhau, vì thế mẹ cần kiên nhẫn để tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để thử phản ứng cơ thể bé và đánh giá xem trẻ có bị dị ứng với thực phẩm đó hay là bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần có từ 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau khi đã kết thúc giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp cho con ăn nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé.

Thông thường thực phẩm chế biến ăn dặm cho bé phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phù hợp theo từng tháng tuổi. Trong đó, để đảm bảo dinh dưỡng, mỗi khẩu phần ăn của bé cần phải được kết hợp đủ 4 nhóm thức ăn theo các nhóm chất như sau:

  • Chất tinh bột: Gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn,... giúp cung cấp nhu cầu năng lượng cho bé, là thức ăn cơ bản

  • Chất đạm: Gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu,... nhằm cung cấp năng lượng tăng dần theo tháng tuổi của bé.

  • Chất béo: Gồm dầu, mỡ, bơ, vừng lạc,... giúp cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo.

  • Vitamin, khoáng chất: Gồm các loại rau, trái cây,...giúp cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của của bé, đồng thời cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hóa như là đồ tái chưa chín hẳn, các thực phẩm để lâu, thực phẩm nghi ngờ mốc..

Trên đây là một số điều mẹ cần lưu ý để con có một chế độ ăn dặm hợp lý và đúng khoa học. Hi vọng với những thông tin mà HoiBenh vừa cung cấp mẹ đã có thêm kiến thức cho mình từ đó có một chế độ ăn dặm cho con đúng chuẩn.
>>> Xem thêm: Cho trẻ ăn dặm đúng cách mang lại lợi ích gì?