Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì?

Tắc tia sữa là nỗi lo lắng của nhiều mẹ trong giai đoạn nuôi con. Tình trạng đau nhức, căng tức khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi, thậm chí gây sốt. Cần cải thiện tình trạng này như thế nào? Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì? là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con.

Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì? Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì?

Tắc tia sữa là nỗi lo lắng của nhiều mẹ trong giai đoạn nuôi con. Tình trạng đau nhức, căng tức khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi, thậm chí gây sốt. Cần cải thiện tình trạng này như thế nào? Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì? là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không thể lưu thông ra ngoài được. Mỗi ngày khi cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa hơn, tới chỗ tắc sẽ bị ứ đọng lại, cục sữa tắc ngày càng tăng kích thước và chèn ép các tia sữa khác, gây ra đau đớn cho mẹ. Nếu để lâu, tắc tia sữa có thể dẫn đến viêm tuyến vú có mủ.

Tắc tia sữa do đâu?

Dưới kích thích khi trẻ bú mút vú mẹ, sữa sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú, chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ sẽ phải đối mặt với những biểu hiện khó chịu của chứng tắc tia sữa.

Tại chỗ tắc, sữa đông kết tạo cục sẽ cản trở dòng chảy của dòng sữa khác, làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa còn lại khiến tình trạng tắc sữa đã tệ nay còn trầm trọng hơn.

Ngoài nguyên nhân trên, đôi khi tình trạng tắc tia sữa nổi cục xảy ra do một số lý do sau:

Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú đúng để thông tia sữa.

Sữa thừa ứ đọng lại do trẻ không bú hết, để lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.

Tinh thần không thoải mái, căng thẳng cũng gây ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa.

Chế độ ăn uống không hợp lý, gây sưng đau vú, làm trì trệ, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa.

Mẹ không vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho con bú.

vicare.vn-me-bi-tac-tia-sua-uong-thuoc-gi-body-1

Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì?

Bài thuốc dân gian

Lưu ý: Chỉ áp dụng trong các trường hợp tắc tia sữa nhẹ, chưa trầm trọng hay có mủ, tắc cứng,...

  • Dùng lá tía tô và rau dừa nước: Lá tía tô thì dễ kiếm rồi, còn lá dừa nước thì nếu mẹ nào ở nông thôn có thể tìm được ở các máng nước hoặc ao hồ mọc rất nhiều. Mẹ hái lấy một nắm nhỏ hai loại lá này, đem rửa sạch rồi giã thật nát. Sau đó lấy bã đắp lên hai bầu ngực, tránh vị trí của đầu ti ra, dùng băng gạc hoặc vải mỏng băng lại. Sau vài tiếng, mẹ gỡ bỏ miếng gạc, vệ sinh sạch bầu ngực bằng nước ấm.
  • Dùng lá rau bắp cải: Mẹ cắt lấy lá bắp cải, lọc bỏ phần sống lá cứng. Phần mềm còn lại mẹ đem hơ trên lửa đến khi đủ nóng (không hơ nóng quá sẽ làm bỏng da ngực) thì bọc lá bắp cải vào miếng khăn mỏng, đắp lên ngực, vừa đắp vừa dùng tay day day bầu ngực cho các cục sữa đông được đánh tan.
  • Dùng lá mít: Mẹ hái lấy 18 lá mít tươi, nếu chỉ bị tắc sữa một bên thì mẹ hái 9 lá. Lá này đem rửa sạch, hơ nóng rồi đặt vào chỗ có cục sữa vón. Dùng hai bàn tay của mẹ xoa nhẹ nhàng trên bầu ngực, hơi nóng từ lá mít sẽ làm tan cục sữa.
  • Dùng hạt cây rau mùi lấy 6g, đun sôi cùng với 100ml nước trong khoảng 15 phút và chia làm 2 lần, uống hàng ngày. Đây là phương pháp được nhiều mẹ được mách nước khi hỏi mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì cho khỏi.
  • Lấy khoảng 30g quả trâu cổ, với 100g gạo nếp và 2 cái móng giò heo, đem đun lên nấu cháo ăn hàng ngày tới khi sữa về nhiều là được.
  • Rửa sạch một nắm rau diếp cá và lá đinh lăng, rửa sạch, rồi cho cả 2 loại này vào giã nhuyễn, đắp lên bầu ngực và băng lại. Ngoài ra có thể thay những lá này bằng lá tía tô và rau dừa nước cũng có hiệu quả tương tự.
  • Giã nát lá bồ công anh và lá gấc cùng với một chút rượu, rồi đắp lên sau đó băng lại.
  • Lấy một trái đu đủ non nướng qua trên bếp cho nóng, rồi sau đó cắt lát mỏng rồi đắp lên hai bên bầu ngực cũng giúp trị tắc tia sữa.
  • Hơ nóng lá xôi nếp, đem bọc vào khăn vải mềm rồi từ từ xoa và chườm theo nguyên tắc từ ngoài vào trong cho đến khi xôi nguội.
  • Hành tím, đem cắt lát mỏng chừng 1,5mm, rồi đặt lên bầu ngực (trừ đầu ti), sau đó phủ khăn giấy mềm, băng lại, ngoài ra cần kết hợp với xoa bóp ngực. Thực hiện 2 lần/ ngày, thường xuyên trong khoảng 4 ngày.

Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, chủ yếu là sử dụng cỏ cây hoa lá ngay trong khu vườn của gia đình thôi, nhưng nó lại có nhược điểm là mất nhiều thời gian, mà hiệu quả chính lại là giảm sưng bầu ngực, chứ khả năng đánh tan các cục sữa đông cũng không thực sự tốt.

Sử dụng thuốc kháng sinh chống tắc tia sữa

Việc sử dụng các loại thuốc Tân dược như thuốc kháng sinh trong thời gian mang thai và cho con bú rất hạn chế vì trong thành phần thuốc có chứa nhiều chất ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Trường hợp mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì khi kèm theo sốt cao? thông thường mẹ chỉ dùng uống thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen, song liều lượng khá dè chừng. Đối với phương pháp dùng thuốc kháng sinh thì tác dụng chữa trị rất nhanh, hiệu quả cao... Nhưng cũng cần lưu ý là thuốc khác sinh sẽ có thể có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, sữa sẽ bị giảm, ...Tuy nhiên hãy yên tâm, bởi nếu trong trường hợp phải sử dụng kháng sinh, bác sỹ sẽ kê cho bạn loại thuốc mà mẹ cho con bú được phép uống.

vicare.vn-me-bi-tac-tia-sua-uong-thuoc-gi-body-1

Thuốc Nam chữa tắc tia sữa

Lưu ý: Chỉ áp dụng trong các trường hợp tắc tia sữa nhẹ, chưa trầm trọng hay có mủ, tắc cứng,...

Thuốc Nam là những loại thảo dược có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, khác với thuốc Bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc nam được đánh giá là rất hiệu quả và đặc biệt an toàn.

So với phương pháp dân gian thì thuốc Nam hiệu quả hơn vì thuốc Nam không chỉ sử dụng một loại cây cỏ nhất định nào mà là sự kết hợp từ nhiều thảo dược khác nhau, đem lại kết quả toàn diện và nhanh chóng.

Tuy vậy, khi nói đến thuốc Nam, nhiều người lại có tâm lý e ngại vì thời gian sắc uống rất tốn kém.

Tắc tia sữa tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến bé và sức khỏe của mẹ. Do vậy, tắc tia sữa uống thuốc gì? cần được bố mẹ nghiên cứu kỹ, kèm theo tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng

Xem thêm:

  • Mẹo điều trị tắc tia sữa cho mẹ sau sinh đơn giản tại nhà
  • Mẹ nên ăn gì khi bị tắc tia sữa?
  • Lưu ý những nguyên nhân tắc tia sữa ở mẹ