Mẹ bị áp xe vú có nên cho con tiếp tục bú sữa mẹ hay không?

Tình trạng áp xe vú thường hay gặp ở những phụ nữ sau sinh và cho con bú do vi khuẩn xâm nhập vào đầu vú gây nên. nói dễ hiểu là triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào đầu vú gây ra. Khi bị áp xe sẽ xuất hiện mủ bên trong nên nhiều người băn khoăn rằng mẹ bị áp xe vú có nên cho con tiếp tục bú sữa mẹ hay không?

Mẹ bị áp xe vú có nên cho con tiếp tục bú sữa mẹ hay không? Mẹ bị áp xe vú có nên cho con tiếp tục bú sữa mẹ hay không?

Tình trạng áp xe vú thường hay gặp ở những phụ nữ sau sinh và cho con bú do vi khuẩn xâm nhập vào đầu vú gây nên. Nói dễ hiểu là triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào đầu vú gây ra. Khi bị áp xe sẽ xuất hiện mủ bên trong nên nhiều người băn khoăn rằng mẹ bị áp xe vú có nên cho con tiếp tục bú sữa mẹ hay không?

Tìm hiểu về căn bệnh áp xe vú

Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên hiện tượng cơ bản là sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể kèm theo mùi hôi ở vú.

Triệu chứng của bệnh áp xe vú diễn ra khi các nang sữa có chứa đầy mủ và xung quanh bị bao bọc bởi những mô viêm. Những vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa mẹ bằng con đường mô núm vú gây nên nhiễm khuẩn ở ống dẫn sữa và tuyến sữa. Sau đó cơ thể mẹ sẽ tạo ra một lượng lớn bạch cầu có tác dụng thực bào nhằm chống lại vi khuẩn. Kết quả là có nhiều vi khuẩn và mô chết sẽ tồn tại trong vú tạo thành mủ gây đau đớn.

Bệnh thường xảy ra ở những người đang cho con bú, phần lớn do tắc tia sữa. Áp xe sẽ kèm theo những triệu chứng như đau nhức, sưng, sốt,... gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và chăm sóc con của mẹ.

Nếu không kịp thời thăm khám điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tạo thành những ổ áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Những trường hợp này sẽ làm mẹ mất sữa và dẫn đến hoại tử tuyến vú, nghiêm trọng hơn có thể làm nhiễm trùng huyết lan rộng, suy thận hoặc nhiễm trùng hoại tử chi

Mẹ bị áp xe vú có nên cho con tiếp tục bú sữa mẹ hay không?

HoiBenh.vn-me-bi-ap-xe-vu-co-nen-cho-con-tiep-tuc-bu-sua-me-hay-khong-body-2
Thay vì trực tiếp, mẹ có thể vắt sữa ra và cho bé bú bình sẽ tốt hơn

Đây là vấn đề mà nhiều bà mẹ rất lo lắng khi gặp phải. Các bác sĩ cho rằng khi mẹ bị bệnh trong thời kỳ đang cho con bú thì chỉ cần cho con bú đúng cách. Áp xe sẽ xuất hiện ở một bên vú và bên còn lại sẽ rất bình thường mà không bị ảnh hưởng gì. Mẹ có thể cho bé bú ở bên bình thường đó.

Ngoài ra, khi cho bé bú trong giai đoạn đang mọc răng từ 7- 8 tháng, mẹ nên cân nhắc cho bú bằng cách vắt sữa cho con thay vì bú trực tiếp từ núm. Vì khi bé bú dễ làm núm vú tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp. Do đó, thay vì trực tiếp, mẹ có thể vắt sữa ra và cho bé bú bình sẽ tốt hơn.

Điều trị áp xe vú như thế nào?

Để điều trị áp xe vú, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

  • Nên nghỉ ngơi nhiều, không cho em bé bú bên vú áp xe.
  • Mẹ bỉm sữa nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và bảo đảm chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng bên áp xe, chườm ấm và vắt bỏ sữa để thông tuyến sữa.
  • Thực hiện uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp uống thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định chích rạch và dẫn lưu để tháo mủ. Chích nặn mủ đối với áp xe ở vùng da nông, nếu vùng da sâu sẽ được chích theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất và cách núm vú từ 2cm đến 3cm. Hằng ngày sẽ thực hiện bơm rửa ổ dịch bằng các dung dịch sát khuẩn kết hợp dùng kháng sinh.

Phòng ngừa áp xe vú ở bà mẹ sau sinh

  • Sau khi sinh em bé, mẹ bầu nên thực hiện mát xa nhẹ nhàng bầu sữa để ống dẫn sữa được thông thoáng và nên cho bé bú sớm ngay sau khi sinh.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho bú.
  • Nếu có tình trạng tắc tia sữa, cần điều trị kịp thời thông ống dẫn sữa. Bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm ấm hoặc chiếu đèn hồng ngoại.
  • Tránh để bé bú làm xước hoặc nứt núm vú vì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tuyến sữa. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn và nên chọn áo ngực dành cho bà mẹ sau sinh.
  • Không cai sữa quá sớm và khi cai sữa nên giảm dần đi tần suất cho bú chứ không nên cắt sữa đột ngột.

Xem thêm:

  • Phương pháp chích áp xe vú như thế nào?
  • Bị áp xe vú nên uống thuốc gì?
  • Cách điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú