Mẹ bầu nghén mùi khi mang thai 3 tháng đầu chồng phải làm gì giúp vợ
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, có khoảng 80% mẹ bầu phải trải qua giai đoạn ốm nghén, với những biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Một trong số đó, nghén mùi thường diễn ra vô cùng phổ biến, khiến chị em mệt mỏi, khó chịu dẫn đến cảm giác chán ăn, sụt cân.
Mẹ bầu nghén mùi khi mang thai 3 tháng đầu chồng phải làm gì giúp vợ
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, có khoảng 80% mẹ bầu phải trải qua giai đoạn ốm nghén, với những biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Một trong số đó, nghén mùi thường diễn ra vô cùng phổ biến, khiến chị em mệt mỏi, khó chịu dẫn đến cảm giác chán ăn, sụt cân. Vậy lúc này, các đấng mày râu cần phải làm gì giúp vợ để chị em có được sức khỏe tốt nhất?
Thực tế, các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn hay sợ mùi hương nào đó đều không quá nguy hiểm đối với thai nhi. Trong trường hợp thai phụ vẫn ăn uống bình thường, các bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu các mẹ nghén nặng dẫn đến cảm giác chán ăn, mệt mỏi kéo dài. Lúc này, việc thăm khám là điều vô cùng cần thiết.
1. Tại sao thai phụ thường nghén mùi khi mang thai?
Cảm giác sợ mùi hương nào đó thường xuất hiện ngay khi mẹ bầu mang thai tháng đầu. Điều này là ảnh hưởng bởi các hormone estrogen khiến khứu giác mẹ bầu trở nên nhạy cảm và các mùi hương trong không khí bị khuếch đại lên. Do đó, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi ngửi phải một mùi hương nào đó với những biểu hiện như buồn nôn, khó chịu....
2. Một số mùi hương thai phụ thường nghén
Trong giai đoạn mang thai, mỗi mẹ bầu lại có thể bị nghén các loại mùi khác nhau cũng như đi kèm với mức độ khác nhau. Thậm chí có những mẹ nhạy cảm đến mức có thể cảm nhận mùi hương ngay từ rất xa. Một số mùi hương gây nghén phổ biến khi mang thai 3 tháng đầu gồm có:
- Mùi đồ ăn, các loại gia vị như hành, tỏi...
- Mùi tàu, xe ô tô.
- Các mùi thơm đến từ nước hoa, nước rửa bát, bột giặt hay các loại tinh dầu khác.
3. Chồng phải làm gì giúp vợ khi bị nghén mùi mang thai 3 tháng đầu?
Để giúp mẹ bầu giảm thiểu hiện tượng nghén nói chung và nghén mùi nói riêng, người chồng nên quan tâm đến vợ nhiều hơn, nhất là chú ý đến chế độ ăn hàng ngày cho vợ. Nếu có thể, các đấng mày râu có thể giúp vợ những việc như sau:
- Làm việc nhà giúp vợ để hạn chế việc thai phụ tiếp xúc với những mùi hương khó chịu.
- Khi vợ buồn nôn do nghén mùi, các bạn có thể chuẩn bị cho vợ một lọ dầu thơm. Mùi dầu này sẽ làm giảm triệu chứng nghén tạm thời hiệu quả.
- Dành thời gian động viên vợ tập thể dụng, nhất là buổi sáng và chiều. Điều này sẽ giúp các bà bầu khỏe mạnh và bớt nghén hơn.
- Người chồng cũng có thể chuẩn bị cho vợ một ly nước ép trái cây. Các loại vitamin có trong trái cây vừa giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu để giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, nó còn chống lại tình trạng nghén khá tốt.
- Một ly nước gừng, gà gừng, kẹo gừng.... cũng có tác dụng chế ngự cơn buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng gừng với lượng nhỏ mỗi ngày.
- Bạn nên trò chuyện với vợ của mình. Hãy kể cho vợ nghe những câu chuyện cười bởi điều này sẽ giúp thai phụ vượt qua cơn buồn nôn dễ dàng bạn nhé.
- Đưa vợ thăm khám tại các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ có thể khuyến cáo bà bầu sử dụng một số loại thuốc như vitamin như B6 hoặc các thuốc hỗ trợ đường ruột cũng mang tác dụng làm dịu chứng nghén tối ưu.
Việc nghén mùi khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ là điều bình thường nên các bạn đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là các đấng mày râu hãy dành thời gian bên vợ và chia sẻ với vợ nhiều hơn, giúp thai phụ không bị mệt mỏi do nghén, đặc biệt là nghén mùi.
Xem thêm:
- Nghén nặng là mang thai con trai, có đúng không?
- Mang thai không nghén có tốt không?
- Ốm nghén và những điều mẹ bầu cần biết