Mẹ bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi hay không?
Bệnh tan máu bẩm sinh hiện nay là một loại bệnh di truyền bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người lo lắng không biết nếu mẹ bầu bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai thì điều này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe của bé sau khi ra đời hay không. Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nhé.
Mẹ bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi hay không?
Bệnh tan máu bẩm sinh hiện nay là một loại bệnh di truyền bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người lo lắng không biết nếu mẹ bầu bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai thì điều này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe của bé sau khi ra đời hay không. Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nhé.
1. Bệnh tan máu bẩm sinh là gì?
Tan máu bẩm sinh, còn có tên khoa học là bệnh Thalassemia, là một loại bệnh lý di truyền bẩm sinh có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
Bệnh Thalassemia xảy ra khi có cơ thể mang thể đột biến của gen quy định quá trình sản xuất Hemoglobin. Gen đột biến thường sẽ có xu hướng bị rối loạn hoạt động và dẫn đến việc khiến các huyết sắc tố bất thường được tạo ra và bị vỡ trong thời gian ngắn. Chính vì thế, bệnh nhân mắc bệnh sẽ không còn đủ máu để vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc hồng cầu tự vỡ với số lượng lớn sẽ giải phóng một hàm lượng lớn sắt vào máu, dẫn đến tình trạng tích tụ sắt và gây độc cho cơ thể.
Biểu hiện nổi bật nhất của bệnh tan máu bẩm sinh là hiện tượng thiếu máu - ứ sặt nặng nề trong cơ thể. Những người bị bệnh tan máu bẩm sinh thường rất chậm phát triển về mặt thể chất, da dẻ nhợt nhạt, bụng to, mắt vàng,...
Theo các số liệu thống kê, ở nước ta hiện nay có đến hơn 10 triệu người mang trong mình gen bệnh Thalassemia và có đến 2 vạn người phát bệnh ở thể nặng hoặc rất nặng. Theo ước tính từ bộ Y tế, có đến hơn 2000 trẻ em mang gen bệnh được sinh ra hàng năm.
2. Mẹ bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Cơ chế di truyền của bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh Thalassemia)
Gen gây bệnh Thalassemia sẽ tồn tại thành 1 cặp bao gồm gen trội (A) và gen lặn (a), trong đó, người có biểu hiện bệnh tan máu sẽ mang cặp aa, người mang gen bệnh nhưng không biểu hiện bệnh sẽ là Aa và người khỏe mạnh là AA.
Việc di truyền đến đời con sẽ dựa trên bảng dưới đây:
Tỷ lệ trong bảng trên cho thấy, giữa vợ và chồng có mối tương quan rất lớn trong việc quyết định con sinh ra có khỏe mạnh hay không. Chính vì thế, việc tầm soát – xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh là cực kỳ cần thiết để đảm bảo con sinh ra thuận lợi và bình an.
Mẹ bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Từ bảng thống kê trên về tất cả các trường hợp cặp gen giữa bố và mẹ, có thể thấy nếu như mẹ bầu bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai (nghĩa là có cặp gen aa), thai nhi trong bụng sẽ có đến 50% khả năng mắc phải bệnh tương tự. Bệnh lý này sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời của bé và gây ra nhiều mối đe dọa về sức khỏe – tính mạng.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bị tan máu bẩm sinh khi mang thai có lượng máu thiếu hụt, đồng thời trong cơ thể tích lũy lượng sắt dư thừa. 2 yếu tố này đều có hại đến thai nhi và thậm chí ở tình trạng nặng, mẹ sẽ khó mà giữ được bé đến khi sinh ra.
3. Bệnh tan máu bẩm sinh có điều trị được không?
Chính vì khả năng di truyền cho thế hệ sau rất cao, nên nếu mẹ bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai, mẹ phải được điều trị và chăm sóc đúng cách trong toàn bộ thai kỳ để tình trạng bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, đồng thời phải trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh để có thể chiến đấu cùng bé nếu bé lỡ không may mắc bệnh sau khi sinh ra.
Cho đến nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh tan máu bẩm sinh. Đối với việc điều trị, bệnh tan máu bẩm sinh hiện nay được giải quyết tùy theo tình trạng của bệnh, theo với các bước sau:
- Truyền máu định kỳ: bệnh Thalassemia gây ra tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân nên bạn cần phải thực hiện truyền máu định kỳ theo hướng dẫn từ bác sỹ, duy trì sự phát triển của bé ở trạng thái bình thường. Bệnh càng nặng, tần suất truyền máu càng cao.
- Thải sắt: Chất sắt được giải phóng từ các tế bào hồng cầu vỡ sẽ tích tụ lại và gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng của gan, tim, xương, tuyến giáp và sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, hãy cho bé uống thuốc hoặc tiêm định kỳ để thải sắt khỏi cơ thể.
Về phương pháp chăm sóc, mẹ cần chú ý:
- Chế độ ăn hàng ngày: thực đơn hàng ngày phải chứa đầy đủ dinh dưỡng và có sự cân bằng giữa các thành phần glucid, protid, lipid, vitamin – khoáng chất...
- Thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng theo chỉ dẫn từ bác sỹ.
- Không nên uống thuốc sắt nếu không có chỉ định từ bác sỹ, hạn chế ăn những thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, rau xanh đậm...
- Thường xuyên tập luyện thể chất để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy tuần hoàn máu...
Với thông tin trên đây về bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai, chắc hẳn mẹ đã biết những nguy cơ sức khỏe mà thai nhi có thể gặp phải nếu mẹ mắc bệnh này cũng như phương pháp điều trị - chăm sóc cần thiết. Hãy cố gắng thăm khám đều đặn để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và con.
Xem thêm:
- Bệnh máu khó đông - Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm
- Bệnh ung thư máu: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
- Nhiễm trùng máu - căn bệnh nguy hiểm không loại trừ một ai