Mẹ bầu có nên vệ sinh rốn khi tắm?
Vệ sinh cơ thể khi đang mang bầu cần ghi nhớ những nguyên tắc nhất định để không tự gây hại cho mẹ và em bé trong bụng. Vậy thì, mẹ bầu có nên vệ sinh rốn khi tắm không? Rốn là bộ phận nhạy cảm cần được chị em chú ý và chăm sóc cẩn thận khi mang bầu. Cụ thể như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mẹ bầu có nên vệ sinh rốn khi tắm?
Vệ sinh cơ thể khi đang mang bầu cần ghi nhớ những nguyên tắc nhất định để không tự gây hại cho mẹ và em bé trong bụng. Vậy thì, mẹ bầu có nên vệ sinh rốn khi tắm không? Rốn là bộ phận nhạy cảm cần được chị em chú ý và chăm sóc cẩn thận khi mang bầu. Cụ thể như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mẹ bầu có nên vệ sinh rốn khi tắm không?
Rốn là bộ phận có vai trò rất quan trọng khi mang thai vì nó là mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng. Để vệ sinh vùng rốn, mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng vào nước sạch và lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để tránh tổn thương và nhiễm trùng.
Ở những tháng cuối của thai kỳ, vùng rốn của thai phụ sẽ nhô dần ra và các mẹ bầu không cần phải lo lắng về điều này, chỉ cần giữ gìn vệ sinh đúng cách để rốn luôn sạch sẽ và không bị tổn thương.
Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không được tự tiện vệ sinh rốn. Vì nếu vệ sinh không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí có thể sảy thai.
Vì sao không được tùy tiện vệ sinh rốn?
Rốn vốn là một huyệt vị vô cùng đặc biệt trên cơ thể con người. Huyệt vị này có thể dễ dàng đụng chạm được bằng tay và nhìn thấy bằng mắt. Rốn giữ vai trò rất quan trọng đối với con người, chúng thực hiện nhiệm vụ liên kết các tĩnh mạch, ngũ quan, lục phủ ngũ tạng và tứ chi trên cơ thể. Nhờ đó, các bộ phận sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả, giúp con người khỏe mạnh hơn.
“Không được tùy tiện kéo, móc rốn, sẽ dễ bị đau bụng” – đây là lời căn dặn có thể bạn đã được nghe rất nhiều khi còn nhỏ. Thực tế thì đây không phải là lời nói dối bởi việc kéo, móc hoặc vệ sinh thái quá bộ phận này có thể ảnh hưởng không tốt đến người mẹ, đặc biệt là khi mang bầu.
Lỗ rốn cũng là nơi chứa nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 1400 vi khuẩn sinh sống tại bộ phận này vì đây là nơi chúng ta ít khi rửa thường xuyên bằng xà phòng. Việc chăm sóc lỗ rốn cần có những quy tắc riêng để không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với các bà bầu.
Vùng da ở rốn rất mỏng manh và nhạy cảm, trong khi đó, nhiều mẹ bầu sợ mất vệ sinh nên mỗi lần tắm đều dùng tay để móc các chất bẩn từ rốn ra ngoài. Đây là một cách chăm sóc rốn cực kỳ sai lầm, việc này sẽ làm gia tăng khả năng da bị nhiễm trùng, tạo cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào mạch máu, đau bụng. Nghiêm trọng hơn, tác động mạnh đến rốn cùng vùng bụng còn là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị sinh non, sẩy thai.
Theo các chuyên gia, chất bẩn tồn tại trong rốn cũng có vai trò nhất định, chúng sẽ giúp duy trì nhiệt độ thích hợp để nhiệt lượng vùng bụng không bị phát tán nhanh làm tổn hại ruột và bao tử nên tốt nhất là nên để mặc. Tuy nhiên, nếu chất bẩn quá nhiều gây mất vệ sinh, mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng nước và nhẹ nhàng làm sạch. Tránh tuyệt đối việc dùng tay hoặc móng tay móc, kéo chất bẩn ra ngoài, chà xát mạnh bạo sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
7 lưu ý mẹ bầu nên ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé
Mẹ nhớ nhé, trong thời gian bụng mang dạ chửa hãy cẩn trọng trong việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Sau đây là 7 lưu ý để mẹ bầu tránh gặp rắc rối và không gây hại cho em bé trong bụng.
1. Không tắm nước nóng trên 40 độ
Có rất nhiều bài viết của các chuyên gia và nghiên cứu khuyên mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng. Bởi nước nóng có thể làm giãn mạch máu và giảm lưu thông máu ở cơ thể người mẹ và đe dọa tính mạng của thai nhi.
2. Tắm vòi hoa sen tốt hơn tắm bồn
Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen và không nên sử dụng bồn tắm. Bởi việc mẹ bầu ngâm mình trong bồn tắm quá lâu sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm dễ xảy ra nguy cơ sinh non.
3. Nên tắm vào buổi chiều tối
Thời điểm tốt nhất là tắm vào buổi chiều tối, đây là lúc cơ thể mẹ bầu cảm thấy ổn định và khỏe khoắn nhất trong ngày. Mẹ bầu không nên tắm vào buổi sáng vừa ngủ dậy hoặc sau 8 giờ tối nhé. Vì khi này cơ thể mẹ bầu đang ở nhiệt độ cao, tắm rửa khiến cơ thể hạ nhiệt nhanh dễ gây bệnh và đột quỵ
4. Không ăn no trước khi tắm
Mẹ bầu tuyệt đối không tắm sau khi vừa ăn no. Việc này sẽ khiến mạch máu giãn nở, lượng máu không đủ cung cấp cho bé, tác động xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn của mẹ bầu. Thói quen xấu thường xuyên tắm rửa sau khi ăn xong sẽ gây nên các bệnh đường ruột, dạ dày. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tim, cao huyết áp mỡ trong máu, tắm sau khi ăn rất dễ gặp biến chứng.
5. Thời gian tắm hợp lý cho bà bầu chỉ nên từ 10 - 20 phút
Tắm là khoảng thời gian giúp mẹ bầu thư giãn và giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, tắm quá lâu (trên 30 phút) sẽ làm giảm lượng máu cung cấp đến mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi do phòng tắm thường chật hẹp, yếm khí.
6. Nên uống nước khi đi tắm
Nếu mẹ tắm lâu, hãy chuẩn bị cho mình một chai nước ở trong phòng tắm. Uống nước trước khi đi tắm hoặc trong khi tắm giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mất nước trong quá trình tắm rửa.
7. Không chà xát mạnh những vùng nhạy cảm
Những vùng nhạy cảm của cơ thể mẹ bầu như ngực, âm đạo cần được lau rửa nhẹ nhàng. Mẹ bầu không nên chà xát đầu ngực để tránh những kích thích ở tử cung và vùng xương chậu gây sảy thai hoặc sinh non. Mẹ nên dùng nước sạch để vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín, hạn chế dùng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm cho vùng kín.
Xem thêm:
- Mẹ bầu tắm mùa đông: 10 điều mẹ cần lưu ý để không HẠI CON
- Những chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn
- Nguy cơ tai hại tiềm ẩn từ việc không vệ sinh rốn thường xuyên