Mẹ bầu béo phì ăn thế nào cho đúng?
Thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đây là thời điểm mẹ bầu dễ lên cân nhanh chóng. Nếu mẹ không tự kiểm soát được cân nặng của mình các mẹ thường có những nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ rất cao. Vậy bà bầu ăn gì để không bị tăng cân quá mức? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng và gợi ý một số thực đơn cho bà bầu béo phì, thừa cân nhằm giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Mẹ bầu béo phì ăn thế nào cho đúng?
Thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đây là thời điểm mẹ bầu dễ lên cân nhanh chóng. Nếu mẹ không tự kiểm soát được cân nặng của mình các mẹ thường có những nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ rất cao. Vậy bà bầu ăn gì để không bị tăng cân quá mức? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng và gợi ý một số thực đơn cho bà bầu béo phì, thừa cân nhằm giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Tác hại của béo phì khi mang thai
Thừa cân, béo phì là tình trạng xảy ra khi chỉ số khối của cơ thể tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao từ 30 trở lên được xem là thừa cân. Béo phì khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Đối với thai phụ:
- Gây tiểu đường thai kỳ: Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ nhiều nhất. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn trong tương lai, và tình trạng này có thể di truyền sang cả em bé.
- Tiền sản giật: Là bệnh lý rất nguy hiểm, liên quan đến rối loạn cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Bệnh gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ. Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật, nguy hiểm hơn là dẫn đến đột quỵ. Thai nhi có nhiều khả năng phải sinh sớm.
- Ngưng thở khi ngủ: Hiện tượng này có liên quan đến béo phì. Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi cho thai phụ.
Đối với thai nhi:
- Gây sảy thai: Phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
- Thai nhi dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, điển hình như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.
- Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: Khi thai phụ béo phì, lượng mỡ trong cơ thể có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện một số vấn đề nhất định đối với giải phẫu của bé trong khi làm siêu âm. Hay khi bác sĩ kiểm tra nhịp tim cho bé lúc mẹ chuyển dạ cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Thai nhi quá nặng: Khi người mẹ béo phì dẫn tới cơ thể em bé cũng có thể lớn hơn bình thường. Hậu quả làm tăng nguy cơ em bé bị tổn thương trong quá trình lâm bồn. Em bé có thể bị kẹt lại, hoặc sau này dễ bị béo phì.
- Dễ sinh non: Trẻ sinh non thường không phát triển đầy đủ như các trẻ sinh đủ tuần.
- Thai chết lưu: Mẹ bầu cân nặng càng lớn, thì nguy cơ thai chết lưu càng cao.
Mẹ bầu béo phì ăn thế nào cho đúng?
Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu béo phì lúc này là cần cân bằng giữa ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bà bầu khỏe mạnh.
- Thực hiện chế độ ăn phong phú: Bằng cách thêm những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nên hạn chế ăn vặt hay ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ.
- Không nên ăn những hải sản có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân.
- Từ bỏ uống rượu trong thai kỳ, việc uống rượu có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất, gây dị tật và rối loạn cảm xúc của trẻ.
- Hạn chế các thức uống có Cafefin, vì theo nghiên cứu nếu thai phụ uống quá 4 cốc/ngày bạn sẽ bị sảy thai, khó sinh và sinh non. Nên thay thế các đồ uống này bằng những thức uống bổ dưỡng như sữa không kem, nước ép hoa quả, nước chanh..., sẽ rất tốt cho mẹ bầu béo phì
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tổng hợp, không nên ăn kiêng để giảm cân hãy để bản thân tư tưởng được thoải mái.
- Nên chia nhỏ khẩu phần các bữa ăn.
Thực đơn cho bà bầu béo phì
Nhiều mẹ bầu thường quan niệm, nên ăn lượng đôi để khỏe mẹ, khỏe con. Tuy nhiên điều đó chưa hẳn đã đúng. Vậy bà bầu ăn gì để đủ chất dinh dưỡng mà lại không gây béo phì. Có thể nói để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất điều tất yếu là phải đảm bảo cân bằng hài hòa ít nhất 3 nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn. Dưới đây là thực đơn cho bà bầu béo phì có thể áp dụng:
- Nhóm tinh bột: Gồm có cơm, gạo, bún, bánh mỳ, mỳ sợi, mỳ ống, hủ tiếu... Mỗi ngày mẹ nên ăn luân phiên các loại thức ăn này với khẩu lượng từ 4 – 6 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương đương là 1 bát cơm hoặc 1 bát mì nấu chín hoặc 1 chiếc bánh mì. Hạn chế ăn bún vì có thể không đảm bảo vệ sinh. Mỗi tuần mẹ cố gắng bổ sung thêm một bữa hải sản.
- Nhóm rau củ quả: mẹ hãy chọn các loại rau củ quả tốt cho cả hai mẹ con như rau súp lơ xanh, rau mồng tơi, rau muống. Ăn thêm trái cây như táo, lê, nho.. Hạn chế ăn các loại trái cây có chứa nhiều đường, trái cây ngọt.
- Nhóm chất đạm: Mẹ nên bổ sung thêm các loại thịt, cá, trứng... Tránh ăn gỏi, ăn tái, hay ăn những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. Mỗi ngày, mẹ cần ăn từ 1 – 2 khẩu phần. Mỗi khẩu phần này tương đương từ 50 – 100g thịt lợn hoặc thịt gà nấu chín, 80 – 100g cá, 2 quả trứng luân phiên các bữa.
- Bổ sung thêm canxi: Từ sữa, sữa chua, phô mai, váng sữa.
- Uống nhiều nước: Khoảng 2 – 3 lít nước một ngày.
Như vậy, chỉ cần ăn uống khoa học kết hợp với vận động thường xuyên để đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. Đồng thời thực hiện dựa theo thực đơn cho bà bầu béo phì như trên sẽ giúp các mẹ bầu kiểm soát được tối đa cân nặng. Và điều đặc biệt quan trọng là mẹ bầu cũng cần thường xuyên đến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và được tư vấn về chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất.
Xem thêm :
- Bà bầu bị nghén con có thông minh không?
- Những loại hoa quả tốt cho bà bầu
- Dùng sữa cho bà bầu đúng bạn đã biết hay chưa