Mẹ bầu ăn măng có gây sảy thai không?

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi mẹ bầu nhằm đảm bảo sự khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé. Măng tươi là một trong số những thức ăn đầy chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng ăn măng trong thời gian thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai. Sự thật ăn măng có gây sảy thai không?

Mẹ bầu ăn măng có gây sảy thai không? Mẹ bầu ăn măng có gây sảy thai không?

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi mẹ bầu nhằm đảm bảo sự khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé. Măng tươi là một trong số những thức ăn đầy chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng ăn măng trong thời gian thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai. Sự thật ăn măng có gây sảy thai không sẽ được các chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng chứa trong măng

  • Chất xơ: Hàm lượng xơ trong măng gần như đứng đầu trong số các loại rau với 2,56%. Các loại rau khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như dưa leo là 2,56% và bắp cải là 1,58%. Chất xơ chứa trong măng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, nhất là ung thư ở hệ tiêu hóa.
  • Chất chống oxy hóa: Trong măng có chứa Phytosterol có tác dụng như một chất chống oxy hóa với công dụng giảm tình trạng viêm và nâng cao hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
  • Trong măng có chứa một lượng chất béo với hàm lượng không đáng kể nên có tác dụng kiểm soát cân nặng của người dùng và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, trong măng có chứa những thành phần dinh dưỡng khác như protein, vitamin, những khoáng chất có lợi cho cơ thể.

HoiBenh.vn-me-bau-an-mang-co-gay-say-thai-khong-body-2
Chất xơ chứa trong măng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư

Mẹ bầu ăn măng có gây sảy thai không?

Theo các chuyên gia cho rằng, tuy măng chứa thành phần dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được, nhất là đối với các bà bầu thì càng nguy hiểm bởi những nguy cơ sau đây:

  • Mẹ bầu ăn măng dễ bị ngộ độc thai kỳ: Trong măng có chứa một thành phần là Glucozit. Khi đi vào dạ dày chúng sẽ được xúc tác bởi các men tiêu hóa và chuyển hóa thành acid xyanhydric dễ gây ngộ độc nguy hiểm đến mẹ và bé. Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc măng như đau đầu, khó thở, huyết áp tụt, nếu biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.
  • Gây thiếu máu ở bà bầu: Sắt là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu, tuy nhiên trong măng có chứa chất cyanide ức chế quá trình hình thành sắt làm bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu. Cyanide chứa hàm lượng rất lớn trong măng tươi, do đó trước khi ăn các mẹ cần chú ý luộc kỹ và không nên dùng lại nước luộc vào bất cứ việc gì vì trong đó có chứa rất nhiều chất có hại.
  • Không những thế, hiện nay trên thị trường thực phẩm có nhiều người kinh doanh sử dụng những hóa chất để bảo quản măng được lâu, hoặc sử dụng để làm măng tươi ngon hơn. Đó là vấn đề hết sức nguy hiểm và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với sức khỏe của các bà bầu.
HoiBenh.vn-me-bau-an-mang-co-gay-say-thai-khong-body-3
Mẹ bầu ăn măng dễ bị ngộ độc thai kỳ

Một số thực phẩm bà bầu cần tránh trong thời kỳ mang thai

  • Rau ngót: Trong rau ngót có chứa chất papaverin sẽ làm mạch máu giãn ra, hạ huyết áp. Nếu bà bầu sử dụng trên 30 mg rau ngót sẽ kích thích các cơn co tử cung dễ dẫn đến sảy thai.
  • Rau chùm ngây: Loại rau này có chứa nhiều đạm, vitamin và axit amin và nó được mệnh danh là một bài thuốc giúp người dùng tăng sức đề kháng. Tuy nhiên đối với bà bầu thì đây là loại rau tuyệt đối tránh do có chứa alpha–sitosterol làm cho tử cung tăng co bóp dẫn đến hiện tượng sảy thai.
  • Rau răm: Là loại rau có tính hàn phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Bà bầu ăn rau răm sẽ dẫn đến nguy cơ mất máu, co thắt tử cung gây sảy thai.
  • Rau sam: Trong Đông y rau sam là loại có tính hàn, vị chua có tác dụng giải độc và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên đối với bà bầu thì đây là tác nhân kích thích tử cung gây co bóp dễ dẫn đến sảy thai.
  • Lá ngải cứu: Đây là cây thuốc nam có tác dụng tích cực với bà bầu giúp an thai. Tuy nhiên nếu lợi dụng chúng quá nhiều trong 3 tháng đầu dễ dẫn đến ra máu nhiều và sảy thai.
  • Mướp đắng: Vị đắng của mướp khi đi vào cơ thể mẹ sẽ làm kích thích tử cung và dạ dày co bóp mạnh nên các nhà khoa học khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên ăn loại thực phẩm này.
  • Đu đủ xanh: Đu đủ chín có chứa các vitamin A, C, B1, B2 giúp mẹ bầu giảm đi hiện tượng ợ chua, táo bón và tăng đề kháng cho em bé. Ngược lại, đu đủ xanh có chứa những chất gây độc cho phôi thai như papain, prostaglandin và oxytocin làm cho phôi thai bị dị dạng hoặc gây sảy thai.
  • Dứa: Trong dứa có chứa chất Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, làm cho tử cung giãn ra hơn và dễ dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, bà mẹ vẫn có thể ăn sau khi bước qua thời kỳ cá tam nguyệt thứ hai bằng cách nấu chín, khi đó chất Bromelain sẽ bị phân hủy hoàn toàn bởi nhiệt và không gây hại gì cho mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Bạn có biết về sảy thai do thiếu Progesterone?
  • Thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ bầu cần tránh
  • Đối tượng nào có nguy cơ sảy thai cao?