Mẹ bầu ăn mận có sao không?
Đối với những bà bầu đang chịu nỗi khổ nghén ngẩm thì mận chính là loại trái cây «thần kỳ» giúp giảm hẳn cơn buồn nôn khó chịu. Tuy nhiên, chị em vẫn băn khoăn với câu hỏi mẹ bầu ăn mận có sao không vì theo truyền miệng thì loại quả này có tính nhiệt, ăn vào dễ nóng trong. Và để đi tìm đáp án cho câu hỏi này, chị em có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây.
Mẹ bầu ăn mận có sao không?
Đối với những bà bầu đang chịu nỗi khổ nghén ngẩm thì mận chính là loại trái cây «thần kỳ» giúp giảm hẳn cơn buồn nôn khó chịu. Tuy nhiên, chị em vẫn băn khoăn với câu hỏi mẹ bầu ăn mận có sao không vì theo truyền miệng thì loại quả này có tính nhiệt, ăn vào dễ nóng trong. Và để đi tìm đáp án cho câu hỏi này, chị em có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây.
1. Mẹ bầu ăn mận có sao không?
Mận là danh từ chỉ 2 loại trái cây, đó là mận hậu và mận miền Nam (miền bắc gọi là quả roi). Và cả hai loại mận này đều chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Cụ thể là:
1.1 Tác dụng của mận hậu
Đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn mận hậu có được không là: có. Mận hậu rất giàu vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ và các khoáng chất như canxi, kali,... Không chỉ vậy, mận hậu có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên đối với phụ nữ mang thai. Đó là:
- Tăng cường hệ miễn dịch: mỗi bà bầu cần khoảng 150mg vitamin C mỗi ngày. Với hàm lượng vitamin C dồi dào (1 quả mận nhỏ có chứa tới gần 10mg vitamin C), việc ăn mận giúp bà bầu bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa hiệu quả các bệnh cảm cúm.
- Hỗ trợ hấp thu sắt: lượng vitamin C dồi dào trong quả mận giúp cơ thể chúng ta có thể hấp thu sắt hiệu quả. Với mẹ bầu, đây là điều vô cùng tuyệt vời vì trong cả thai kỳ các bà bầu đều cần bổ sung đủ sắt cho cơ thể.
- Hỗ trợ tiêu hóa: theo Đông y, mận có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can, điều nhiệt, trị nóng trong, giảm ho, giúp hỗ trợ điều trị ăn khó tiêu, kích thích tiêu hóa ở phụ nữ có thai. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong quả mận cũng giúp bà bầu đẩy lùi chứng táo bón.
- Làm đẹp da: sử dụng bã mận sau khi ép để đắp lên mặt hằng ngày sẽ giúp chị em có được một làn da sáng khỏe mịn màng.
- Giảm ốm nghén: các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, chán ăn sẽ giảm đáng kể nếu bà bầu ăn một vài quả mận hậu trước bữa ăn hằng ngày.
Vì vậy, với câu hỏi, mẹ bầu ăn mận có sao không thì câu trả lời chính là không sao, thậm chí việc ăn mận còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
1.2 Tác dụng của mận miền Nam (quả roi)
Quả roi miền Bắc cũng được gọi là mận theo cách gọi miền Nam. Và loại trái cây này cũng sở hữu khá nhiều công dụng đáng nể như:
- Ngăn ngừa tình trạng mất nước: nếu bà bầu bị mất nước thì có thể dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm như chóng mặt, đau đầu hay thậm chí là sinh non trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc bổ sung đủ nước cho bà bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và mận miền Nam chính là lựa chọn lý tưởng. Với 93% là nước, quả roi thích hợp để bà bầu bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, nhất là trong những ngày hè nóng nực.
- Tốt cho mắt: trong quá trình mang thai, mắt của bà bầu có xu hướng yếu hơn bình thường, đặc biệt là chị em văn phòng thường xuyên phải làm việc với máy tính. Và hàm lượng vitamin dồi dào trong trái mận miền Nam sẽ giúp chị em đang mang thai bổ sung đầy đủ lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, giảm thiểu hiện tượng nhức mỏi mắt, mắt nhìn mờ,...
- Tốt cho hệ tim mạch: theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và các loại vitamin trong quả mận miền Nam giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ,...
- Tăng cường khả năng hấp thu chất sắt và bảo vệ làn da mẹ bầu tương tự như mận hậu.
2. Bà bầu nên chú ý gì khi ăn mận?
Dù câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn mận có sao không chính là không sao nhưng chị em vẫn cần chú ý tới những vấn đề sau khi ăn loại quả này:
- Không nên ăn quá nhiều vì mận có vị chua, dễ khiến mẹ bầu bị xót ruột. Bên cạnh đó, bà bầu ăn quá nhiều mận hậu còn có thể sinh nhiệt, dẫn tới nóng trong, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây nổi mụn. Theo đó, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 5 - 10 quả mận mỗi ngày. Đặc biệt, bà bầu không nên ăn mận lúc đói và cần hạn chế sử dụng muối, ớt ăn kèm.
- Không gọt vỏ khi ăn mận vì chất chống oxy hóa trong mận tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Muốn làm sạch mận thì bạn có thể rửa kỹ và ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 - 20 phút rồi ăn cả vỏ.
3. Bí kíp chọn mua mận ngon
- Với mận miền Nam, bạn nên chọn những trái mận có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập, nát. Tốt nhất mẹ bầu nên ưu tiên chọn những quả còn nguyên cuống lá.
- Với mận miền Bắc, bạn nên chọn những quả tươi, ngon, không bị bầm dập, sâu thối. Mận tươi, ngon sẽ có lớp vỏ nhẵn bóng, căng mọng, có một lớp phấn trắng mỏng, cuống tươi và cứng. Bên cạnh đó, bạn không nên mua mận quá xanh hoặc quá chín mà cần chọn loại có xen cả màu xanh và đỏ.
Chú ý: khi mua mận về bạn nên bảo quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt 4oC để giữ cho mận tươi, ngon. Chị em không nên để mận ở chỗ nóng hoặc ẩm thấp vì sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của quả mận.
Kết lại, mẹ bầu ăn mận có sao không? Câu trả lời là không sao. Tuy nhiên, bà bầu cần ăn mận ở lượng vừa đủ để mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Mẹ bầu ăn hạt hướng dương có tốt không?
- Mẹ bầu ăn tỏi có được không?
- Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi mang thai?