Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc?
Khi thai nhi ở trong bụng, mẹ hoàn toàn có thể biết được cân nặng, chiều cao của bé nhưng riêng về mái tóc thì vẫn là điều bí ẩn với mẹ. Vậy có cách nào để bé mới sinh ra đã có mái tóc tốt? Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc trên.
Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc?
Trong hàng nghìn bé sơ sinh được sinh ra mỗi ngày, có những em bé vừa sinh ra đã có mái tóc đen dày nhưng lại có những bé mái tóc rất thưa thớt. Khi thai nhi ở trong bụng, mẹ hoàn toàn có thể biết được cân nặng, chiều cao của bé nhưng riêng về mái tóc thì vẫn là điều bí ẩn với mẹ. Vậy có cách nào để bé mới sinh ra đã có mái tóc tốt? Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc trên.
1. Đến tháng thứ mấy của thai kỳ thì thai nhi bắt đầu mọc tóc?
Nang tóc ở thai nhi xuất hiện cùng lúc với các tế bào da. Chúng phân bố đều trên toàn thân các bé từ các khu vực như mắt, lông mày, cằm... đến da ở vùng lưng, bụng và tay. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, các nang này chưa phát triển. Đến tháng thứ tư chúng bắt đầu hình thành nên lông tơ có ở các vùng da có nang tóc. Riêng phần nang tóc ở trên đầu phát triển thành tóc riêng biệt song song với đó, các tuyến bã nhờn cũng phát triển cùng với các nang tóc này.
Ho mọc tóc là triệu chứng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Trong thời kỳ này, các mẹ vừa có thể bị ho vừa phải trị rụng tóc do thay đổi hoóc môn khi mang thai. Những đợt ho thường không mạnh, ho không đờm và không gây sốt hay mệt mỏi cho mẹ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cố gắng hạn chế vì khi ho sẽ gây ảnh hưởng đến vùng bụng cũng như thai nhi và ho mọc tóc sẽ khiến các mẹ khá khó chịu đấy!
2. Trong khoảng thời gian nào tóc thai nhi phát triển nhanh nhất?
Ba tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian lông và tóc trên người thai nhi phát triển mạnh mẽ và dần trở nên hoàn thiện. Độ dài tóc thai nhi tăng nhanh chóng vào tháng thứ 5, tuy nhiên khi bước sang tháng thứ bảy thì tốc độ mọc của tóc chậm lại.
Song song với đó, lông tơ ở các vùng cơ thể khác của các bé cũng có tốc độ phát triển giống như tóc. Tuy nhiên, vào khoảng tháng thứ 8 thì lông tơ trên cơ thể bé sẽ rụng sạch mà không lưu lại như tóc trên đầu. Vì vậy, khi chào đời cơ thể các bé luôn sạch sẽ, mịn màng.
Sau khi sinh khoảng 1 đến 2 tháng thì đợt rụng tóc cũ của các bé xuất hiện, cùng với đó là đợt thay tóc mới cho bé. Sự thay đổi này khiến tóc bé có thể khác trước hoàn toàn. Do đó, khi trẻ mới được sinh ra mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng tóc tai của bé.
3. Khác biệt tóc dài, tóc ngắn ở trẻ mới sinh
Các mẹ có thể thắc mắc vì sao cùng mang thai ở một thời điểm, sinh sống cùng một nơi nhưng có bé sinh ra tóc dài, có bé sinh ra tóc lại ngắn? Thực tế thì số lượng tóc và màu tóc của thai nhi sẽ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền và những khác biệt cá nhân. Vì vậy nếu mẹ hoặc bố có mái tóc dày, đẹp thì mẹ hoàn toàn có thể hy vọng em bé của mình cũng được thừa hưởng yếu tố này.
Tóc của bé ngay khi sinh ra dài hay ngắn, dày hay mỏng có liên quan nhiều đến mặt cấu tạo của gen di truyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng liên quan đến chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Do đó, trong cùng một điều kiện khí hậu, địa phương sinh sống nhưng các mẹ có chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ khác nhau thì các bé sinh ra sẽ có đặc điểm tóc khác nhau cả về màu sắc và độ mềm của tóc.
4. Mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc?
Các bà mẹ đều rất hy vọng con sinh ra có mái tóc dày, đẹp nhất đặc biệt là với con gái nhưng không phải ai cũng có may mắn này. Một câu hỏi đặt ra là mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho tóc thai nhi đây?
Một số mẹ rỉ tai nhau rằng mẹ bầu nên ăn hạt mè đen và quả óc chó. Thực tế hai loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, tuy nhiên theo các chuyên gia, chị em mang bầu nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ bầu bổ sung đủ protein và các vitamin thiết yếu sẽ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mái tóc cho con.
Những thực phẩm giàu protein như cá, thịt, đậu nành, sữa... và những loại vitamin tốt cho tóc các bé là vitamin B, C có rất nhiều trong rau xanh, trái cây tươi.
5. Mẹ bầu ăn trứng gà để con nhiều tóc
Chia sẻ của một mẹ bầu về kinh nghiệm của chính mình:
Hôm nay mình muốn chia sẻ cùng các mẹ một trải nghiệm từ chính mình khi bầu bí. Và xin nói thêm, từ trải nghiệm của chính bản thân, mình đã chia sẻ điều này với nhiều chị em và đồng nghiệp thân thiết. Thật kỳ diệu một điều, kết quả của những trải nghiệm này hoàn toàn tuyệt vời và cũng rất khả quan.
Hẳn mẹ bầu nào cũng đã nghe câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”? Và chắc chắn các bạn luôn mong con mình - đặc biệt là những bé gái đáng yêu sẽ có được mái tóc thật mượt mà, óng ả. Vậy, ngay từ khi đang bầu bí, bạn hãy bổ sung vitamin B vào cơ thể nhé.
Theo những thông tin mình tự tìm hiểu được thì loại vitamin B này có rất nhiều trong các loại thực phẩm mà các mẹ bầu hoàn toàn có thể kết thân. Chẳng hạn như thịt nạc, cá ngừ, sữa, cà rốt, đậu, trứng, ngô và rau xanh.
Ngoài ra, những thực phẩm nhiều loại vitamin này phải kể tới là lòng đỏ trứng, sữa, cà rốt, cà chua... Nhất là trứng gà, khi mang bầu hầu như từ đầu đến cuối thai kỳ, ngày nào mình cũng ăn 02 quả trứng gà. Bởi vì, ngoài cung cấp một hàm lượng đáng kể protein thiết yếu và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể, ăn trứng gà còn khiến tóc em bé tốt và đẹp hơn. Nguyên do ở hàm lượng protein trong trứng cao nên có thể được sử dụng để tăng cường các nang tóc. Chúng sẽ giúp mái tóc trở nên dày và bóng đẹp hơn.
Từ những thông tin thu thập được, mình tin tưởng và ăn trứng hàng ngày bên cạnh các thực phẩm khác như đã nêu ở trên. Khi con gái mình sinh ra, mái tóc của con đã tốt và đen lay láy. Chưa kể, da dẻ của con cũng rất trắng và mịn màng. Con mình được mọi người ở bệnh viện đánh giá là thiên thần đẹp nhất phòng hộ sinh hôm đó.
Cứ thế cho đến khi khi con 7 tháng tuổi, tóc của con đã khá tốt rồi. Trong khi nhiều bạn khác cùng tuổi khác vẫn còn lơ thơ vài cái tóc hoặc tóc mỏng, con đã buộc được tóc củ tỏi hoặc hai trái đào xinh xắn. Mọi người ai nhìn cũng khen con có mái tóc tốt, mượt mà.
Mình đã mách cho rất nhiều mẹ bầu kinh nghiệm này và các mẹ đều áp dụng ăn trứng gà suốt thai kỳ để con cứng cáp, có làn da hồng hào và mái tóc tốt. Hầu như mình bảo 10 chị em thì có đến 9 chị em sinh con tóc tốt. Họ đã cảm ơn mình nhiều lắm bởi vì nhờ mình nói ra mà họ đã biết cách chăm sóc mái tóc cho con ngay từ khi còn ở trong thai kỳ.
Mình rất vui vì những chia sẻ của mình hữu ích và hiệu nghiệm với các mẹ bầu đang có mối lo về tóc của con mình. Vì thế để chăm sóc mái tóc của các con yêu ngay từ khi còn thai kỳ, các mẹ bầu hãy ăn mỗi ngày 1-2 quả trứng gà.
6. Mẹ ăn nhiều trứng vịt lộn giúp tóc bé mọc dày hơn?
Trên các diễn đàn, có rất nhiều bà mẹ đã chia sẻ bí kíp giúp tóc thai nhi mọc tốt bằng chế độ ăn uống trong khi mang bầu, đó là ăn trứng vịt lộn và uống nước mía. Đây đều là 2 loại đồ ăn và thức uống bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn thật nhiều là sẽ giúp thai nhi tóc mọc dày đâu các mẹ nhé!
Trứng vịt lộn rất tốt cho mẹ bầu, các chất dinh dưỡng được thống kê có trong trứng vịt lộn bao gồm: 182 kcal năng lượng; 13,6g protein; 212mg phốt pho; 12,4g lipit; 82mg canxi; 600mg cholesterol... Ngoài ra, trong trứng vịt lộn còn có rất nhiều vitamin A, gluxit, một số ít sắt, vitamin B1 và C.
Vì lượng dinh dưỡng dồi dào nói trên mà trứng vịt lộn được các mẹ bầu rỉ tai nhau là ăn sẽ giúp con tóc mọc dày, xương dài. Để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu cần phải ăn đủ những chất dinh dưỡng cần thiết mà tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Tuy trứng vịt lộn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều cholesterol khiến cho thức ăn chậm tiêu, ăn nhiều không những không giúp bé tóc mọc dày mà còn có hại cho sức khỏe của mẹ.
Lời khuyên là mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn một tuần. Để có đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và cho sự phát triển của bé thì nên chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Vì thế, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Trứng vịt lộn cũng vậy, do trứng vịt lộn có lượng đạm tương đối cao, ăn nhiều sẽ chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol, làm cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất từ các thực phẩm khác.
Với lượng cholesterol tương đối có trong trứng vịt lộn thì đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế trứng vịt lộn trong chế độ ăn của mình để tránh tình trạng xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu.
Thời điểm mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng. Vì món ăn này khó tiêu, trải qua một ngày dài sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt chúng. Ăn buổi tối khiến các mẹ tức bụng, ngủ không yên giấc do đó cần tránh ăn vào buổi tối. Tuy nhiên, người Việt Nam thường có thói quen ăn trứng vịt lộn vào xế chiều và buổi tối. Các mẹ bầu nên thay đổi thói quen ăn uống không tốt này.
Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn do có tính hàn nên giúp trứng dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, tính hàn làm mẹ bầu dễ bị mất máu, gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, khi ăn trứng vịt lộn, mẹ cũng không nên ăn cùng với rau răm.
Ngoài ra, các mẹ còn đồn nhau uống nhiều nước mía cũng sẽ giúp bé mọc tóc tốt, chưa biệt thực hư ra sao nhưng nước mía cũng rất tốt cho bà bầu giúp cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt. Do vậy các mẹ bầu nên bổ sung 1 ly nước mía vào thực đơn mỗi ngày của mình.
Như vậy, qua bài viết trên hẳn các mẹ đã biết được quá trình hình thành cũng như mọc tóc của thai nhi và đã tham khảo được những thực phẩm giải đáp câu hỏi “mẹ bầu ăn gì để con nhiều tóc?”. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về em bé trong bụng mình cũng như có thêm những hiểu biết cho riêng mình để chuẩn bị cho chín tháng thai kỳ gian nan.
Xem thêm:
- Mẹ bầu ơi, ăn trứng quá nhiều không tốt đâu!
- Mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ sức khỏe răng miệng?
- Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?