Mẹ bầu ăn cháo lòng được không?

Cháo lòng là một món ăn khoái khẩu của người Việt. Mọi người thường nghĩ ăn cháo lòng có rất nhiều thành phần bổ dưỡng, mọi người thường truyền tai nhau ăn cháo lòng tốt cho sức khỏe. Vậy nó có thực sự tốt cho mẹ bầu? Mẹ bầu ăn cháo lòng được không? Mẹ bầu không nên ăn gì? Hãy cùng HoiBenh giải đáp những thắc mắc xung quanh chủ đề này ở bài viết dưới đây.

Mẹ bầu ăn cháo lòng được không? Mẹ bầu ăn cháo lòng được không?

Tác dụng dinh dưỡng của cháo lòng

Cháo lòng là món ăn khoái khẩu của người dân Việt Nam. Cháo lòng là sự kết hợp của nội tạng: gan, thận, tim, dạ dày... và gạo, cùng những gia vị đậm chất gia vị Việt. Khiến cho món ăn trở nên bổ dưỡng, thơm ngon. Nó là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình Việt, từ bữa sáng cho đến bữa ăn khuya.

Về mặt dinh dưỡng: Hàm lượng Calo của nội tạng heo trong cháo tương tự thịt nạc heo từ 10 -15 calo/gam. Hàm lượng protein 16 - 22%, nếu mà là não và tủy thì hàm lượng này cao hơn. Hàm lượng chất béo khoảng 5 - 7%, chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao, nhiều muối vô cơ và vitamin.

  • Các Vitamin tan trong chất béo có nhiều trong gan, thận. Gan thì có nhiều vitamin A và D, nhiều sắt, rất tốt cho bà mẹ thiếu máu.
  • Trong tim lợn có nhiều sắt, nhiều nguyên tố vi lượng như: kẽm, sắt, photpho,... bổ sung thêm dinh dưỡng khá tốt.
  • Trong óc có nhiều B12, Vitamin C, Niacin, Phosphorus... cũng rất tốt cho mẹ bầu bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Gan, thận, tim, não có chứa rất nhiều cholesterol và photphatid.

Tuy nhiên ngoài những dưỡng chất kể trên, thì nội tạng chứa khá nhiều Cholesterol, chất béo no. Sử dụng nhiều, rất hại cho tim mạch, làm tăng mỡ máu, đặc biệt với người cao tuổi rất hại tim mạch, người béo phì, người đang mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp, Gout, ...

vicare.vn-me-bau-an-chao-long-duoc-khong-body-1

Mẹ bầu ăn cháo lòng được không?

Vậy cháo lòng có thật sự tốt cho mẹ bầu, nó tiềm ẩn những nguy cơ gì, hãy cùng phân tích ở dưới đây.

Nhiều chất béo no, Cholesterol

Trong cháo lòng có rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng chất béo bão hòa, Cholesterol cao hơn với thịt nạc. Nếu ăn nhiều, nguy cơ tăng mỡ máu, gây bệnh tim mạch. Đối với những mẹ bầu béo phì, mắc tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, Gout... thì không nên ăn nhiều cháo lòng. Hàm lượng Cholesterol cao trong cháo lòng, có thể không thể chuyển hóa hết trong cơ thể, tích tụ, lắng đọng ở thành mạch, gây nên những mảng xơ vữa, chặn đường đi của máu trong hệ tuần hoàn. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu mắc rối loạn chuyển hóa, điều này lại càng tệ hơn. Vì chất béo no trong nội tạng, cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng món ăn này lại cung cấp khá nhiều, tăng nguy cơ béo phì.

Nguồn gốc thực phẩm

Nguồn gốc thực phẩm là một chủ đề gây nhức nhối trong dư luận thời gian gần đây. Đặc biệt là hiện giờ đang có dịch tả lợn châu phi, dịch sán lợn... đang rầm rộ khắp báo đài. Nguồn gốc thực phẩm không rõ nguồn gốc, nội tạng bẩn đang là vấn đề đáng báo động hiện nay.

Dịch tả lợn châu Phi

Theo ông PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng, thì dịch tả lợn châu Phi là Virus gây bệnh trên lợn, dịch tả trên người là do vi khuẩn gây nên. Hai chủng này khác nhau hoàn toàn. Và theo ông, Virus này không gây bệnh trên người, kể cả người phơi nhiễm cũng không có nguy cơ mắc bệnh.

Ông khuyên, mọi người hãy ăn chín uống sôi, thực phẩm rõ nguồn gốc. Nếu là thịt lợn bệnh thì có thể mắc thêm một số bệnh khác như: cúm, tai xanh... vì thế không nên ăn thịt lợn bệnh. Nên ăn đồ ăn được nấu chín kỹ, không ăn đồ sống, tái, chưa chín ...

Sán dây, ấu trùng sán lợn, lợn gạo

  • Bệnh ấu trùng sán lợn, sán dây do ăn phải thức ăn có chứa ấu trùng sán lợn (thịt lợn gạo), sán dây lợn chưa được nấu chín kỹ.
  • Ấu trùng sán lợn, sán dây lợn sẽ chết ở nhiệt độ 750 độ C trong 5 phút, hoặc ở nhiệt độ đun sôi trong 2 phút.
  • Cục y tế dự phòng, bộ y tế khuyến cáo, nên ăn chín uống sôi, chỉ ăn thức ăn đã nấu chín kỹ, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không sử dụng thịt lợn ốm, thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Không ăn: thịt lợn tái, thịt chưa nấu chín kỹ, nem chua sống (có thể có ấu trùng sán lợn trưởng thành), rau sống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh (có thể ẩn chứa ấu trùng sán lợn).

Cháo lòng là một món ăn khoái khẩu của người Việt. Nhưng mọi người nên xem lại nó thực sự có phải là một món ăn bổ dưỡng như mọi người truyền tai nhau. Các mẹ bầu hãy hạn chế sử dụng món ăn này, vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nó không thực sự tốt như mọi người hay nói. Mong rằng, bài viết này cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Xem thêm:

  • 6 "thực phẩm vàng" giúp tăng cường miễn dịch
  • Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
  • Những thực phẩm mùa hè cho bà bầu 3 tháng đầu không nên bỏ qua