Mẹ ăn trứng sau khi rạch tầng sinh môn có để lại sẹo lồi không?

Lướt qua một số diễn đàn chính của mẹ và bé, dễ dàng nhận thấy việc các phụ nữ sau sinh kể về việc mình đau đẻ ra sao, bị rạch tầng sinh môn và khâu thế nào... Đặc biệt, có rất nhiều thắc mắc mẹ ăn trứng sau khi rạch tầng sinh môn có để lại sẹo không? Mời độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Mẹ ăn trứng sau khi rạch tầng sinh môn có để lại sẹo lồi không? Mẹ ăn trứng sau khi rạch tầng sinh môn có để lại sẹo lồi không?

Với tất cả những bà mẹ sắp sinh, đặc biệt là sinh con lần đầu thì việc tìm đọc kinh nghiệm vượt cạn thành công là rất quan trọng.

1. Rạch tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là phần mô nhỏ, có độ dài từ 3cm – 5cm (tùy thể trạng từng người) nối giữa âm đạo và hậu môn của nữ giới. Bình thường, bộ phận này hầu như không có tác dụng gì, chỉ đến khi phụ nữ sinh nở, chúng mới phát huy sự hữu ích.

Rạch tầng sinh môn như thế nào? Đó là một vết rạch nhỏ, được bác sĩ dùng dao rạch hơi chếch từ âm đạo xuống gần hậu môn. Ngay cả khi lành, vết rạch tầng sinh môn có để lại sẹo và phần thịt cũng hơi lồi ra.

Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi đẻ?

Trong quá trình đẻ thường, tử cung của phái nữ phải mở đến 10cm thì mới có thể sinh được. Tuy nhiên, nhiều sản phụ mang thai to (từ 3kg trở lên) hoặc đầu thai nhi to, nằm thấp thì cho dù tử cung đã mở 10cm vẫn chưa đủ cho bé sinh ra. Khi cố rặn, tầng sinh môn chắc chắn bị rách và việc khâu tầng sinh môn bị rách sẽ khó và xấu hơn so với việc bác sỹ tự rạch từ trước.

Hiện nay, do đại đa số bà bầu đều được bồi dưỡng đầy đủ nên thai nhi phát triển tốt, cân nặng khá. Theo thống kê ở viện phụ sản trung ương (viện C), 80% các mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Việc chủ động rạch tầng sinh môn khi sinh giúp vết khâu sau đó thẩm mỹ, đẹp hơn nhiều.

Các đối tượng rất dễ phải rạch và khâu tầng sinh môn:

  • Thai nhi có cân nặng lớn, đường kính lưỡng đỉnh lớn
  • Khi cổ tử cung mở, đầu thai nhi nằm thấp
  • Thai nhi có dấu hiệu suy thai nhưng việc rặn đẻ của mẹ không tiến triển
  • Các thai phụ có tuổi (thường là từ 35 tuổi trở lên)
  • Mẹ bầu khó sinh có quá trình chuyển dạ kéo dài. Sau khi tiêm thuốc giục sinh để cổ tử cung mở 10cm, chắc chắn bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn.

Rạch tầng sinh môn có gây tê không, kéo dài bao lâu?

Thường thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được bác sỹ thực hiện khi cổ tử cung mở rộng nhất – đồng nghĩa các cơn gò tử cung mạnh và liên tục nhất. Lúc này mẹ đang rất đau nên có thêm chút rạch nhẹ khác cũng không hề hấn gì. Nếu mẹ sử dụng phương pháp đẻ không đau – gây tê ngoài màng cứng thì hầu như không có cảm giác đau chút nào mặc dù vẫn biết mình bị rạch “xoẹt” 1 cái ra sao. Một số trường hợp, mẹ sẽ được tiêm thuốc giảm đau – trực tiếp gây tê vùng sản khung chậu để đỡ đau hơn, cảm giác khi rạch rất “ngọt”.

So với cảm giác rạch tầng sinh môn thì khoản khâu sẽ đau hơn. Thời gian khâu khoảng 15-20 phút và mẹ sẽ có cảm giác đau nhoi nhói như bị kiến cắn mỗi khi bác sĩ xuyên kim. Dù đau, mẹ cũng phải cố gắng giữ nguyên tư thế nằm để tránh ảnh hưởng đến việc khâu.

vicare.vn-me-trung-sau-khi-rach-tang-sinh-mon-co-de-lai-seo-loi-khong-body-1
Các thai phụ có tuổi (thường là từ 35 tuổi trở lên) thường dễ phải rạch tầng sinh môn

2. Mẹ ăn trứng sau khi rạch tầng sinh môn có để lại sẹo lồi không

Tuy rằng trên thực tế, trứng có giá trị dinh dưỡng rất cao và cần thiết cho thực đơn sau sinh của mẹ nhưng với hàm lượng protein dồi dào đồng nghĩa với khả năng kích thích đến vết thương thành sẹo. Vì thế, để an toàn thì mẹ nên kiêng ăn trứng cho đến khi vết mổ hồi phục hoàn toàn.

Thay vào đó, mẹ nên ăn thức ăn lỏng và mềm để dễ tiêu hóa và tránh táo bón sau sinh – nguyên nhân chủ yếu khiến vết khâu tầng sinh môn lâu hồi phục. Ngoài trứng ra thì mẹ sau sinh cũng nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Bao gồm các món chiên, xào, nướng... có chứa khá nhiều năng lượng nhưng lại cung cấp rất ít dinh dưỡng cho cơ thể và gây bất lợi đến quá trình hồi phục các vết thương ngoài da.
  • Không ăn các món ăn cay nóng, đồ uống có cồn: Đây đều là những thực phẩm kiêng kỵ sau sinh, không chỉ ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn mà còn cản trở quá trình hồi phục của mẹ, gây mất sữa.
  • Không ăn thức ăn có độ dai, cứng: Chẳng hạn như thịt khô, nội tạng, gân... những thực phẩm này sẽ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, làm suy yếu chức năng của hệ.
  • Thực phẩm gây dị ứng và dễ để lại sẹo: Thực phẩm như trứng gà, nếp, hải sản, đậu phộng... nếu ăn nhiều sẽ khiến vết thương khó hồi phục, dẫn đến sẹo cực kỳ mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên hạn chế bổ sung quá nhiều chất xơ trong giai đoạn đầu sau khi thực hiện rạch tầng sinh môn. Bởi vì các loại thực phẩm này sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động khiến mẹ đi vệ sinh nhiều lần, kích thích vết rạch đau rát và lâu liền miệng.

vicare.vn-me-trung-sau-khi-rach-tang-sinh-mon-co-de-lai-seo-loi-khong-body-2

3. Cách vệ sinh và chăm sóc tầng sinh môn nhanh hồi phục sau sinh

Dinh dưỡng và chăm sóc, vệ sinh vết rạch tầng sinh môn đòi hỏi sự cẩn thận từ mẹ. Nếu quá trình chăm sóc qua loa thì khả năng viêm nhiễm và rách vết khâu có thể xảy ra. Mẹ nên ghi nhớ 2 nguyên tắc sau khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn:

Cách vệ sinh vết khâu tầng sinh môn

Mỗi khi đi vệ sinh mẹ nên đứng lên và ngồi xuống nhẹ nhàng, để dòng nước ấm chảy từ phía trên vùng kín để hạn chế sự xót buốt. Thời gian đầu mẹ nên vệ sinh vùng kín sau sinh sạch bằng nước muối pha loãng, nước đun sôi, nước trà xanh rồi dùng khăn mềm để chấm nhẹ vào vết thương.

Mẹ cần phải giữ khu vực mổ thật khô ráo và sạch sẽ và vệ sinh mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Cần lưu ý không nên mặc quần quá chật, mẹ hãy mặc váy để vùng kín thông thoáng sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

Hạn chế các vận động mạnh

Dù là sinh mổ hay sinh thường thì sau sinh mẹ vẫn phải tuyệt đối hạn chế các vận động mạnh có khả năng làm rách vết thương. Nói vậy không phải mẹ cứ nằm một chỗ, thay vào đó hãy đi bộ nhẹ nhàng trong nhà để vết thương nhận được sự tuần hoàn máu, mau lành hơn. Chỉ khi máu huyết được lưu thông thì vết thương mới tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả.

Nếu như mẹ nhận thấy đã hơn 3 ngày sau sinh mà vết rạch tầng sinh môn vẫn có dấu hiệu sưng đỏ và đau tê, miệng vết thương cứng và khi nặn có mủ tanh thì khả năng bạn đã bị nhiễm trùng. Cần phải nhanh chóng dùng kháng sinh để giảm triệu chứng theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Xem thêm:

  • Các biến chứng thường thấy sau rạch tầng sinh môn chị em nên lưu ý
  • Sinh thường lần 1 bị rạch tầng sinh môn, sinh thường lần 2 có bị rạch tiếp không?
  • Rạch tầng sinh môn sau sinh thường có được ăn trứng không?