Mấy tuần thì thai vào buồng tử cung?

Chị em nào khi mang thai lần đầu cũng không thể tránh khỏi lo lắng, băn khoăn về sức khỏe, tình trạng và tiến trình phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy thì sau khi thụ tinh mấy tuần thì thai vào tử cung cũng như quá trình này có những dấu hiệu như thế nào? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Mấy tuần thì thai vào buồng tử cung? Mấy tuần thì thai vào buồng tử cung?

Chị em nào khi mang thai lần đầu cũng không thể tránh khỏi lo lắng, băn khoăn về sức khỏe, tình trạng và tiến trình phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy thì sau khi thụ tinh mấy tuần thì thai vào buồng tử cung cũng như quá trình này có những dấu hiệu như thế nào? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về quá trình thụ tinh tự nhiên

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng thai vào tử cung, bạn cần phải biết thai nhi đã hình thành như thế nào.

Vào khoảng giữa chu kỳ kinh 28 ngày ở nữ giới, nang trứng phát triển sẽ gặp tác động và phóng thích dịch nang, noãn bào vào vùng xoang phúc mạc ổ bụng và tại đây, các loa vòi của vòi trứng sẽ hứng các noãn bào này, đưa chúng vào ống vòi trứng. Nếu như trong vòng 24 giờ có tinh trùng đi vào sẽ kết hợp với trứng , tạo thành hợp tử.

Sau khi trứng được thụ tinh, hợp tử sẽ bắt đầu phát triển bằng cách nhân đôi tế bào theo cấp số nhân và quá trình này xảy ra song song với sự phát triển phôi dâu. Sau đó, phôi dâu từ vòi trứng sẽ di chuyển vào khu vực buồng tử cung của mẹ dưới sự hỗ trợ của các biểu mô có lông.

2. Tại sao thai nằm ngoài tử cung khiến mẹ lo lắng? Mấy tuần thì thai vào buồng tử cung?

Quá trình mang thai là một chuỗi các lo lắng của mẹ đối với thai nhi của mình ngay từ khi bắt đầu đến khi sinh bé ra. Trong đó, thai có vào tử cung hay không là một trong những vấn đề đầu tiên của thai kỳ.

Hiện tượng thai không vào tử cung xảy ra khi trứng sau khi được thụ tinh gặp cản trở khi di chuyển từ buồng trứng theo ống dẫn vào tử cung. Nếu như “mắc kẹt” quá lâu, trứng này sẽ nằm bên ngoài và phát triển thành thai nhi. Việc mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị bằng các phương pháp phù hợp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của cả mẹ và bé. Cụ thể, thai ngoài tử cung có thể phá hủy mô và cơ quan mà thai đang bám vào, dẫn đến hiện tượng chảy máu ồ ạt.

vicare.vn-may-tuan-thi-thai-vao-buong-tu-cung-body-1
Hình ảnh mang thai ngoài tử cung

Cũng chính vì thế mà rất nhiều mẹ quan tâm mấy tuần thì thai vào buồng tử cung để có thể kịp thời làm các xét nghiệm cần thiết.

Theo giải đáp từ các chuyên gia, trứng sau khi được thụ tinh sẽ mất từ 6 đến 9 ngày để bắt đầu “làm tổ” trong tử cung của mẹ và cần từ 7 đến 10 ngày để hoàn tất công việc này. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu mà thời gian thai ổn định trong tử cung có thể mấy 9 ngày hoặc thậm chí là 14 ngày. Như vậy, thông thường, thai nhi đi vào tử cung sau khi thụ tinh từ 1 đến 2 tuần.

Ở một số trường hợp, thai nhi sau khi vào tử cung nhưng cần thêm thời gian bám rễ và cố định trong lớp đệm để phát triển, nên chưa có dấu hiệu rõ ràng và siêu âm cũng khó phát hiện ra tim thai (dù đã mang thai được 5 tuần). Cũng có một số ít trường hợp 5 tuần vẫn chưa siêu âm rõ thai nhi là do đã mang thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, mẹ nên siêu âm vào khoảng tuần tuổi thứ 7 để có kết quả rõ ràng nhất (sau khi chậm kinh từ 7 đến 10 tuần).

3. Dấu hiệu nhận biết thai vào tử cung để mẹ yên tâm

Bên cạnh việc canh các cột mốc thời gian quan trọng, thì một số biến đổi trên cơ thể cũng là các dấu hiệu thai vào tử cung dễ nhận biết dành cho mẹ. Một số dấu hiệu thường gặp là:

  • Âm đạo chảy máu nâu hoặc có dịch hồng nhạt: khi phôi dâu cấy ghép vào niêm mạc tử cung sẽ khiến vùng cấy ghép chảy máu. Sau đó, tử cung co bóp đưa máu này vào buồng tử cung, lâu ngày trở thành dịch hồng nhạt hoặc màu nâu hòa với dịch âm đạo. Do đó, nếu mẹ gặp phải dấu hiệu này, không cần phải quá lo lắng nhưng phải kiêng quan hệ tình dục.
  • Thân nhiệt tăng nhẹ: nội tiết tố tăng cao trong thời gian đầu thai kỳ (đặc biệt là hormone Progesterone) sẽ làm thân nhiệt của mẹ tăng nhẹ từ 0.3 độ C đến 0.5 độ C. Mẹ nên uống nhiều nước trong suốt thai kỳ.
  • Vùng ngực căng và hai bầu vú đau nhức: khi trứng thụ tinh vào buồng tử cung làm tổ, các nội tiết tố sẽ tăng cao, ngoài việc làm thân nhiệt tăng còn kích thích sự phát triển của các ống tuyến vú để chúng giãn ra. Vì thế, 2 bầu vú sẽ trở nên căng đau nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua mà không cần dùng thuốc.
vicare.vn-may-tuan-thi-thai-vao-buong-tu-cung-body-2
Dấu hiệu nhận biết thai vào tử cung như thế nào?

Một số dấu hiệu khác có thể gặp là:

  • Chuột rút: một số mẹ cho biết đôi khi sẽ cảm nhận được các cơn chuột rút ở vùng bụng dưới và lưng, tuy nhiên ở mức độ khá nhẹ và tình trạng này có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.
  • Các cơn nóng bất chợt: những cơn nóng đột ngột như đỏ mặt, đổ mồ hôi... kéo dài vài phút hay một tiếng là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của hiện tượng thai vào tử cung.

Sau khi xuất hiện những dấu hiệu trên đây, bạn không cần quá lo lắng. Hãy đợi khoảng 1 tuần sau đó để đi xét nghiệm nhằm chắc chắn biết vị trí thai nhi hiện tại.

Bài viết trên đã phần nào giúp mẹ biết rõ hơn mấy tuần thì thai vào buồng tử cung cũng như một số dấu hiệu thai vào tử cung để mẹ có thể yên tâm về đứa bé của mình. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đến bệnh viện phụ sản để làm các xét nghiệm cần thiết.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để phát hiện thai ngoài tử cung?
  • Giải đáp những thắc mắc về mang thai ngoài tử cung
  • Đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không?