Mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần?

Thay bỉm cho trẻ sơ sinh là việc làm mà mọi ông bố bà mẹ có con nhỏ hoặc chuẩn bị có con đều phải biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thay bỉm cho bé đúng và hiệu quả nhất. Vậy mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần? Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần? Mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần?

Thay bỉm cho trẻ sơ sinh là việc làm mà mọi ông bố bà mẹ có con nhỏ hoặc chuẩn bị có con đều phải biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thay bỉm cho bé đúng và hiệu quả nhất. Vậy mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần? Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần?

Việc mặc bỉm là giúp thấm hút, khô ráo cho bé mỗi khi đi vệ sinh vì bé chưa thể vệ sinh tự chủ được. Tuy nhiên, mỗi ngày trẻ sơ sinh tiểu tiện khoảng 20 lần, nên nếu bố mẹ cố gắng thay bỉm cho bé cứ sau mỗi lần như vậy, sẽ rất mệt mỏi, mất thời gian, tốn kém và không thực sự cần thiết. Vì vậy, nên thay bỉm cho bé sau khi bé đi đại tiện hoặc khi bỉm đã đầy hay thay theo thời gian nhất định để bé không khó chịu, quấy khóc và luôn sạch sẽ.

Cụ thể:

  • Trong tháng đầu tiên sau sinh, bố mẹ nên thay bỉm cho bé ngay sau khi bé đi đại tiện. Đồng thời, cứ mỗi 2-3 giờ nên thay bỉm cho bé một lần.
  • Từ tháng thứ 2 trở đi, có thể thay bỉm cho trẻ 3-4 giờ/ lần, hoặc sau khi trẻ đại tiện. Ban đêm có thể để 4-6 giờ nếu sử dụng loại bỉm dành riêng cho bé vào ban đêm và bé không thấy khó chịu.
  • Từ sau 12 tháng trở đi, bố mẹ nên bắt đầu xi tè cho con, theo thói quen đại tiểu tiện của con để con tập phản xạ có điều kiện. Mỗi lần xi tè cách nhau 3-5 giờ tùy thuộc vào nhịp sinh học của bé hoặc sau khi bé ăn uống. Ban đêm vẫn đóng bỉm cho bé.
  • Tiếp đó bố mẹ tập cho bé thói quen ngồi bô. Không có khoảng thời gian bắt đầu nhất định cho việc này, mà phụ thuộc nhiều vào phản xạ của trẻ. Thông thường, đến khoảng 4-5 tuổi trẻ sẽ có thể bỏ bỉm hoàn toàn.

Ngoài những khoảng thời gian như trên, trong trường hợp đặc biệt, như bỉm quá đầy, trẻ quấy khóc khó chịu (mà trước đó trẻ không hề quấy khóc với cùng loại bỉm), hay trẻ hoạt động nhiều, cũng nên thay bỉm và vệ sinh ngay cho trẻ.

Tuy nhiên, cũng không nên quá cứng nhắc trong việc tìm câu trả lời cho câu hỏi mấy tiếng thay bỉm cho trẻ sơ sinh một lần. Ví dụ đến thời gian thay bỉm mà trẻ đang ngủ, trẻ không có biểu hiện khó chịu, thì cũng không nên đánh thức trẻ dậy để thay bỉm.

vicare.vn-may-tieng-thay-bim-cho-tre-so-sinh-mot-lan-body-1

Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Chuẩn bị

  • Bỉm sạch
  • Khăn ướt/ khăn ướt ấm. Giấy vệ sinh thật mềm, không gây kích ứng da
  • Lớp lót dùng 1 lần hoặc khăn bông mềm cho trẻ nằm lên
  • Kem tã, sữa tắm, găng tay, túi đứng đồ bẩn,... tùy vào thói quen của bố mẹ
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho trẻ

Bước 2: Vệ sinh cho trẻ

  • Chọn nơi có bề mặt phẳng, rộng, độ cao vừa với hoạt động của bố mẹ, kín gió, sạch sẽ rồi trải khăn/ lót cho trẻ nằm lên.
  • Tháo bỉm cũ.
  • Dùng giấy vệ sinh hoặc khăn ướt ấm lau rửa sạch cho trẻ, có thể dùng thêm sữa tắm. Luôn luôn lau theo chiều từ trước ra sau.
  • Dùng khăn/ giấy khô lau lại cho khô ráo.

Bước 3: Bỏ đồ bẩn

Đặt giấy vệ sinh/ khăn vừa lau vào bỉm cũ và bỏ vào thùng rác hoặc đặt cách xa nơi để đồ sạch

Bước 4: Thay bỉm sạch

  • Nhấc nhẹ chân và mông trẻ, trượt bỉm sạch vào.
  • Dùng kem tã nếu cần.
  • Dán bỉm và mặc đồ cho trẻ.

Bước 5: Vệ sinh sau thay bỉm

  • Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.
  • Thu dọn đồ bẩn, lau dọn sạch khu vực vừa thay.
  • Bố mẹ rửa tay bằng xà phòng.
vicare.vn-may-tieng-thay-bim-cho-tre-so-sinh-mot-lan-body-2

Một số lưu ý khi dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

  • Trong khoảng 1 tháng đầu nên dùng tã giấy cho trẻ (loại newborn). Trong khoảng 2 tuần đầu trẻ đang còn dây rốn nên khi thay bỉm bố mẹ cần lưu ý không để bỉm chạm vào dây rốn gây nhiễm trùng hoặc lâu lành.
  • Trẻ thường xuyên đóng bỉm có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và khó phát hiện. Vì vậy, bố mẹ nên thay bỉm đúng thời gian như hướng dẫn, không để trẻ mặc bỉm quá lâu, cũng không nên cho trẻ cởi truồng ngồi lê la. Chú ý phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ như khóc khi đi tiểu, nước tiểu không ra ngay mà ứ lại, có thể sốt, bú kém, biếng ăn,...
  • Luôn đặt tay lên người trẻ nếu bố mẹ cần quay đi lấy một vật gì đó. Luôn hát, cười nói với trẻ trong lúc thay bỉm để trẻ đỡ khó chịu khi thay bỉm.

Trên đây là những điều cần biết khi thay bỉm cho trẻ sơ sinh. Chúc các ông bố bà mẹ có thể thay bỉm cho con thật dễ dàng cũng như chăm sóc con thật tốt.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm thay bỉm đúng cách giúp bé thoải mái nhất
  • Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
  • Cách thay tã cho bé nhanh chóng và an toàn