Máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào?
Máu nhiễm mỡ không còn là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn mà hầu hết mọi người gặp phải là việc nhận biết triệu chứng bệnh cũng như máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào? Do đó, đến khi máu nhiễm mỡ biến chứng sang xơ vữa động mạch, gây đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, người bị bệnh mỡ máu mới can thiệp y tế thì đã quá muộn.
Máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào?
Máu nhiễm mỡ không còn là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn mà hầu hết mọi người gặp phải là việc nhận biết triệu chứng bệnh cũng như máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào? Do đó, đến khi máu nhiễm mỡ biến chứng sang xơ vữa động mạch, gây đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, người bị bệnh mỡ máu mới can thiệp y tế thì đã quá muộn.
Máu nhiễm mỡ là gì?
Lipid tồn tại trong các tổ chức mô mỡ, tham gia cấu trúc tế bào và các hoạt động chức năng của cơ thể như: quá trình đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh, hoạt động nội tiết và sinh sản... Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, cholesterol cao, mỡ máu cao) là tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hơn ngưỡng an toàn.
Cholesterol là một hợp chất hóa học có vai trò xây dựng màng tế bào và sản xuất các kích thích tố như estrogen và testosterone. Gan sản xuất khoảng 80% cholesterol của cơ thể và phần còn lại đến từ nguồn thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, cá và các sản phẩm từ sữa. Cholesterol không tự di chuyển trong máu mà sẽ được gắn bởi lipoprotein (lipo = chất béo) trong máu. Có 2 loại lipoprotein chính là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Ngoài ra, mỡ máu còn gồm: Cholesterol toàn phần và triglyceride. Nếu 4 chỉ số này vượt ngưỡng kiểm soát sẽ gây máu nhiễm mỡ. Vậy máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào?
Máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào?
Nồng độ cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và động mạch ngoại biên. Cơ chế liên quan đến cholesterol trong cả ba bệnh là như nhau, đó là: Sự tích tụ mảng bám trong các động mạch làm giảm lưu lượng máu, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào và các cơ quan mà những mạch máu này cung cấp.
- Bệnh tim xơ vữa động mạch có thể gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động.
- Giảm lượng máu cung cấp cho não có thể do các động mạch nhỏ bị thu hẹp trong não hoặc những động mạch cảnh lớn hơn ở cổ bị tắc nghẽn. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ.
- Bệnh động mạch ngoại biên là trạng thái thu hẹp dần các động mạch cung cấp máu cho chân. Trong khi tập thể dục, nếu chân không đủ cung cấp máu, chúng có thể bị đau, tê bì.
- Các động mạch khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ mảng bám, khiến chúng hẹp lại, bao gồm các động mạch trung mô đến ruột và động mạch thận đến thận, gây ảnh hưởng đến thận, tụy,...
Phương pháp ngăn ngừa máu nhiễm mỡ
Khi bạn đã biết máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào thì chắc chắn không nên bỏ qua những phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ máu sau. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã hướng dẫn chế độ ăn uống để giúp giảm mức cholesterol, từ đó, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
- Hạn chế tổng lượng chất béo ăn vào: Chỉ chiếm 25% - 35% tổng lượng calo mỗi ngày.
- Hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ: Ít hơn 7% tổng lượng calo hàng ngày.
- Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa xuống dưới 1% tổng lượng calo hàng ngày.
Lượng chất béo còn lại phải đến từ các loại chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa được tìm thấy trong các loại hạt, cá (đặc biệt là dầu cá, chẳng hạn như cá hồi và cá trích, ăn ít nhất hai lần mỗi tuần) và dầu thực vật.
- Hạn chế lượng cholesterol xuống dưới 300mg mỗi ngày. Nếu bạn bị bệnh tim mạch vành hoặc mức cholesterol LDL ≥ 100 mg/dL, bạn nên giới hạn lượng cholesterol < 200 mg/ngày.
Một số nhóm thực phẩm có thể giúp giảm mức cholesterol trực tiếp, bao gồm các loại thực phẩm có chất phụ gia sterol thực vật, thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, trái cây như táo, lê, cá, quả hạch và dầu ô liu.
Ngoài ra, giảm cân, tập thể dục được chứng minh là làm giảm cholesterol toàn phần và tăng mức HDL-cholesterol. Ngừng hút thuốc giúp giảm nồng độ LDL, từ đó, giảm nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Hãy hạn chế rượu bởi uống quá nhiều có thể làm hỏng gan và gây tăng LDL-cholesterol.
Người bệnh máu nhiễm mỡ được điều trị như thế nào?
Hiện nay, điều trị máu nhiễm mỡ nhằm 2 mục đích đó là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Giải pháp được đưa ra là sử dụng thuốc và duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh như đã phân tích ở trên.
Bốn loại thuốc phổ biến được sử dụng để giảm mức cholesterol, bao gồm:
- Statins: Những loại thuốc này chủ yếu làm giảm LDL. Đây là loại thuốc giảm cholesterol duy nhất có liên quan trực tiếp đến việc giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
- Niacin: Thuốc giúp làm giảm LDL, triglyceride và tăng HDL.
- Nhựa gắn axit mật: Giúp giảm LDL.
- Các dẫn xuất của axit fibric: Giúp làm giảm triglyceride trong máu.
Bởi các thuốc này đều có một số tác dụng phụ và tương tác thuốc nên người dùng cần thận trọng, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia y tế.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm một số loại thảo dược chiết xuất từ lá sen để hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng lâu dài. Như vậy, những thông tin về máu nhiễm mỡ đáng sợ đến mức nào cũng như cách chữa trị và phòng tránh đã phần nào giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Xem thêm:
- Mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
- Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?
- Biểu hiện rõ nét về bệnh rối loạn mỡ máu đàn ông béo phì, bụng bia cần lưu ý ngay