Máu cuống rốn là gì? Lợi ích của máu cuống rốn là gì?

Trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh bởi biết đến những lợi ích mà dịch vụ này có thể mang lại. Vậy thực chất máu cuống rốn là gì và lợi ích của máu cuống rốn là gì? Dưới đây là những thông tin bạn nên tìm hiểu trước khi đăng ký dịch vụ cho con của mình.

Máu cuống rốn là gì? Lợi ích của máu cuống rốn là gì? Máu cuống rốn là gì? Lợi ích của máu cuống rốn là gì?

Trong những năm gần đây, nhiều gia đình đã lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh bởi biết đến những lợi ích mà dịch vụ này có thể mang lại. Vậy thực chất máu cuống rốn là gìlợi ích của máu cuống rốn là gì? Dưới đây là những thông tin bạn nên tìm hiểu trước khi đăng ký dịch vụ cho con của mình.

Hiện nay, những khái niệm như lấy máu cuống rốn hoặc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là những từ khóa được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Về phía các bậc phụ huynh, bất cứ ai cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp. Bởi vậy nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn dịch vụ này để mua bảo hiểm sinh học cho con trọn đời.

Máu cuống rốn là gì?

Chắc hẳn các bạn đều biết rằng, thai nhi được kết nối với bánh nhau thông qua dây rốn. Cấu trúc của dây rốn có dạng hình ống, có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho thai. Sau khi sinh và cắt dây rốn, máu cuống rốn sẽ xuất hiện. Lúc này, việc lưu trữ sẽ mang đến nhiều điều hữu ích.

HoiBenh.vn-mau-cuong-ron-la-gi-loi-ich-cua-mau-cuong-ron-la-gi-body-3
Thai nhi được kết nối với bánh nhau thông qua dây rốn

Lợi ích của máu cuống rốn là gì?

Nhiều năm về trước, sau khi sinh nở cuống rốn và nhau thai thường được loại bỏ ngay lập tức bởi chúng được xếp vào dạng rác thải y tế. Tuy nhiên ngày nay, khi nền khoa học ngày càng phát triển, việc lấy máu cuống rốn đã ngày càng trở nên phổ biến. Điều này bởi lẽ nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, máu cuống rốn chính là nguồn cung cấp tế bào gốc dồi dào. Điều này giữ vai trò quan trọng, được sử dụng cho việc cấy ghép tế bào gốc giúp hỗ trợ nhiều loại bệnh khác nhau.

Cụ thể, tế bào gốc vô cùng đặc biệt. Chúng có thể tự tái tạo, chuyển hóa thành như tế bào chuyên biệt. Với máu cuống rốn, tế bào gốc được lấy từ đây mang đến khả năng hỗ trợ điều trị hơn 80 bệnh lý khác nhau. Trong số đó có các bệnh nguy hiểm như ung thư máu, suy tủy, tan máu bẩm sinh...

Mặc dù tế bào gốc có thể được lấy từ 3 nguồn khác nhau gồm máu ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn. Thế nhưng, việc lưu trữ tế bào gốc máu ngoại vi và tủy xương cần đến kỹ thuật phức tạp và vô cùng tốn kém. Trong khi đó, máu cuống rốn lại được lưu trữ dễ dàng hơn. Đồng thời, tế bào gốc được lấy từ đây có độ thích ứng cao và phát triển nhanh hơn so với những chỗ khác.

Khi bố mẹ lưu trữ máu cuống rốn cho con. Trong trường hợp trẻ không may mắc phải một loại bệnh nào đó cần đến tế bào gốc để điều trị. Lúc này, đây sẽ là nguồn cung cấp tế bào gốc phù hợp nhất, cơ thể dễ dàng tiếp nhận mà không lo đào thải. Thậm chí, nếu các thành viên trong gia đình như bố hoặc mẹ cần sử dụng tế bào gốc để điều trị. Việc nhận tế bào gốc từ con cái chắc chắn sẽ cho khả năng thích ứng cao hơn so với những người không cùng huyết thống.

Kỹ thuật lấy máu cuống rốn được tiến hành thế nào?

HoiBenh.vn-mau-cuong-ron-la-gi-loi-ich-cua-mau-cuong-ron-la-gi-body-2
Kỹ thuật lấy máu cuống rốn được tiến hành thế nào?

Thực tế, việc lấy máu cuống rốn được thực hiện khá đơn giản, không hề gây đau đớn, khó chịu cho mẹ và bé. Các mẹ sinh mổ hay sinh thường đều có thể áp dụng phương pháp này.

Trước khi sử dụng dịch vụ lưu máu cuống rốn. Các bạn cần đến các cơ sở lưu trữ tế bào máu cuống rốn để thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Điều này giúp đảm bảo thai phụ có sức khỏe tốt, không mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng...

Sau khi sinh con, các bác sĩ sẽ dùng kim nối vào tĩnh mạch rốn để chuyển sang túi thu thập chuyên dụng. Thao tác này thường được tiến hành trước hoặc sau khi thai phụ sổ nhau.

Khi lấy máu cuống rốn, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo máu đủ điều kiện lưu trữ.

Máu cuống rốn có thể lưu trữ trong bao lâu?

Việc tìm hiểu lợi ích máu cuống rốn là gì khiến nhiều người tin tưởng hơn vào dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn. Về thời gian lưu trữ máu cuống rốn, đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh hiện nay. Thực tế, các chuyên gia cho biết thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu cuống rốn rất khó được xác định cụ thể. Hiện nay, các ngân hàng máu cuống rốn trên thế giới mới chỉ tồn tại được khoảng 30 năm. Tuy nhiên, về phía các nhà khoa học, họ cho rằng với các tế bào được bảo quản trong điều kiện đông lạnh thường không bao giờ hết hạn. Do đó, máu cuống rốn có thể lưu trữ vô thời hạn nếu được đặt trong môi trường đảm bảo điều kiện.

Hiện nay, khi kỹ thuật y học ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh nan y đang diễn ra ngày càng phổ biến. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trước đây, có khoảng 1/200 người cần đến tế bào gốc để điều trị bệnh trong cuộc đời của mình. Chính từ đây, ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho con. Điều này không những lưu trữ tế bào gốc để dùng cho trẻ khi không may mắc bệnh. Đồng thời, nó còn được dùng để điều trị cho những người thân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu máu cuống rốn là gì, lợi ích của máu cuống rốn là gì và những thông tin liên quan khác. Nếu có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn, các bạn nên tiến hành liên hệ đăng ký với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngay khi mang thai để có được sự tự vấn tốt nhất.

Xem thêm:

  • Lấy máu cuống rốn được thực hiện thế nào?
  • 9 vấn đề về máu cuống rốn mà cha mẹ cần biết
  • Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?