Mắt bị mờ một bên khi ngủ dậy là bị làm sao?

Bảo vệ sức khỏe của đôi mắt là một điều vô cùng quan trọng của rất nhiều người.Vì vậy khi gặp bất kỳ vấn đề nào về mắt thì mọi người cũng đều cảm thấy vô cùng lo lắng. Một số người thường xuyên gặp phải tình trạng mắt bị mờ một bên khi ngủ dậy nhưng không rõ nguyên nhân từ đâu, hay tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Mắt bị mờ một bên khi ngủ dậy là bị làm sao? Mắt bị mờ một bên khi ngủ dậy là bị làm sao?

Bảo vệ sức khỏe của đôi mắt là một điều vô cùng quan trọng của rất nhiều người. Vì vậy, khi gặp bất kỳ vấn đề nào về mắt thì mọi người cũng đều cảm thấy vô cùng lo lắng. Một số người thường xuyên gặp phải tình trạng mắt bị mờ một bên khi ngủ dậy nhưng không rõ nguyên nhân từ đâu, hay tình trạng này có nguy hiểm hay không? Cần lưu ý những gì khi thấy mắt bị mờ một bên khi ngủ dậy?

Mắt bị mờ một bên sau khi ngủ dậy do sinh lí

Thông thường, khi vừa ngủ dậy, đặc biệt là sau một đêm dài, sau một đêm đôi mắt của chúng ta được nghỉ ngơi trong tình trạng không có ánh sáng. Khi đến lúc tỉnh dậy, cường độ ánh sáng thay đổi, có thể khiến bạn cảm thấy mắt có cảm giác mờ và hơi khó nhìn và bạn cần một khoảng thời gian ngắn để thích nghi với việc này.

Hiện tượng này là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường, nên bạn không cần phải lo lắng. Chỉ khi tình trạng mắt bị mờ kéo dài, tình trạng mờ lâu không thấy được cải thiện thì tức là bạn đang gặp vấn đề về bệnh lý của đôi mắt.

Mắt bị mờ sau khi ngủ dậy do bệnh lý

Tư thế ngủ của bạn đêm trước

Một nguyên nhân nữa có thể gây ra mờ mắt sau một bên sau khi thức dậy là do tư thế ngủ đêm trước của bạn.

Nếu khuôn mặt của bạn áp lên gối khi ngủ thì bạn có thể gặp phải tình trạng khô mắt nghiêm trọng vào buổi sáng hôm sau. Tình trạng này xảy ra là do trong đêm, các cử động khiến cho mí mắt bị chà vào gối và đi ra xa nhãn cầu, gây hiện tượng khô mắt ngay sau đó.

Đây cũng là dấu hiệu báo trước của hội chứng mí mắt mềm thường xảy ra ở nam giới đang gặp phải tình trạng thừa cân.

Quạt gió cũng có thể làm mờ mắt vào buổi sáng hôm sau khi tỉnh dậy. Chú ý không để quạt thẳng vào mắt bạn, vì gió của quạt cả đêm sẽ khiến cho mắt bạn bị khô. Không nên có thói quen để tay lên trán hoặc che tay lên mắt khi ngủ, đây là một thói quen rất không tốt vì tay sẽ gây áp lực, chèn ép lên mô và các mạch máu hạn chế sự lưu thông trong nhãn cầu khiến bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi và đau mắt khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.

Mờ mắt do bị khô mắt

Khô mắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu được biết đến gây ra tình trạng mờ mắt, nhưng nếu tình trạng mờ mắt được cải thiện sau khi bạn chớp mắt thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Giác mạc có cấu tạo hình vòm tròn bao quanh nhãn cầu và liên tục được bôi trơn để nhìn thấy rõ. Khi mắt không sản xuất đủ nước mắt hoặc chất lượng nước mắt không tốt sẽ khiến cho các tế bào giác mạc bị bong đi, lúc này khi giác mạc bị khô thì mắt sẽ giống như khi nhìn qua một ô cửa kính nhiều dầu.

Tình trạng khô mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Đọc sách quá nhiều, tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử ( thiết bị điện tử có khả năng phát ra sóng xanh khiến cho mắt bị khô), hoặc tần suất chớp mắt không đủ. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể thực hiện quy tắc 20-20-20 đó là: sau khi mắt làm việc 20 phút thì nhìn vào một vật cách bạn 20 bàn chân trong vòng 20s. Hoặc khi mắt có dấu hiệu mỏi mệt thì nên cho mắt nghỉ ngơi ngay lập tức, thực hiện chớp mắt nhiều lần để tăng tiết nước mắt cho mắt.

HoiBenh.vn-mat-bi-mo-mot-ben-khi-ngu-day-la-bi-lam-sao-body-2
Khô mắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu được biết đến gây ra tình trạng mờ mắt

Sử dụng một số loại thuốc

Có rất nhiều loại thuốc có thể gây nên tình trạng mờ mắt như: Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, thuốc steroid đường uống, thuốc ngủ, thuốc điều trị cương dương...

Các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Histamin còn có tác dụng phụ đó là gây giảm tiết nước mắt gây mờ mắt.

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà gặp phải tình trạng đau và mờ mắt thì hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị để tìm được hướng giải quyết nhanh nhất.

Sử dụng kính áp tròng không đúng cách

Theo như một nghiên cứu được công bố vào năm 2011 trên Optometry And Vision Science cho biết có đến 85% người đeo kính áp tròng tự cho rằng mình có hiểu biết về việc chăm sóc mắt, tuy nhiên thực tế chỉ có 2% thực sự thực hành tốt.

Khi sử dụng kính áp tròng thì phải tháo ra trước khi đi ngủ, thực hiện vệ sinh kính áp tròng cũng như mắt đúng cách. Như vậy mới tránh được tình trạng viêm nhiễm, khô mắt cũng như gây tổn thương cho mắt.

Nếu sau khi sử dụng kính áp tròng mà hôm sau tỉnh dậy, bạn thấy hiện tượng mắt mờ, đau, đỏ... và không có dấu hiệu giảm các triệu chứng thì cần đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám.

Mờ mắt do lượng đường huyết.

Mắt bị mờ đi còn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu quá cao, nó có thể di chuyển đến mắt và làm thay đổi kích thước của thủy tinh thể khiến cho tầm nhìn bị thay đổi và bạn sẽ thấy mắt mình bị mờ đi. Tin vui đó là khi lượng đường được điều chỉnh ổn định trở lại thì bạn sẽ lấy lại được thị lực như lúc bình thường.

Vì vậy, khi thấy bản thân có tình trạng mắt dần bị mờ đi, thì bạn hãy đi khám tiểu để sàng lọc bệnh lý tiểu đường.

Mờ mắt do bệnh đục thủy tinh thể

Thông thường thì nguy cơ đục thủy tinh thể có thể tăng theo tuổi, tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể gặp ở trường hợp bẩm sinh.

Đục thủy tinh thể là khu vực thủy tinh bị mờ hoặc đục khiến cho mắt bị nhìn mờ, đặc biệt là vào buổi tối.

Bệnh thường gặp hơn ở những bệnh nhân mắc tiểu đường, đang sử dụng thuốc corticoid hoặc ở những người hút thuốc.

Tình trạng mắt mờ một bên sau khi ngủ dậy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sinh lý, cơ thể bạn có thể tự điều chỉnh, cũng có thể từ nguyên nhân bệnh lý. Bạn hãy theo dõi các dấu hiệu của đôi mắt mình, nếu tình trạng mờ không giảm đi, cùng với đó là các triệu chứng khác thì cách tốt nhất là hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Bệnh mờ mắt ở người già là bệnh gì?
  • Tiểu đường có gây mờ mắt hay không?
  • Bạn đã biết cách ngủ như thế nào mới là đúng để cuộc sống thêm tươi mới hay chưa?