Mắt bị cườm khô khi nào là thời điểm nên mổ?

Mổ cườm khô, hay còn gọi là mổ thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp được đánh giá khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh ở giai đoạn nặng, chứng bệnh lấy đi thị lực của hàng triệu người trên thế giới. Vậy mắt bị cườm khô, khi nào nên mổ?

Mắt bị cườm khô khi nào là thời điểm nên mổ? Mắt bị cườm khô khi nào là thời điểm nên mổ?

Mổ cườm khô, hay còn gọi là mổ thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp được đánh giá khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh ở giai đoạn nặng, chứng bệnh lấy đi thị lực của hàng triệu người trên thế giới. Vậy mắt bị cườm khô, khi nào nên mổ?

1. Bệnh cườm khô là gì?

Bệnh cườm khô hay còn gọi là đục thủy tinh thể thường gặp ở người > 50 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên, làm protein của thủy tinh thể bị thay đổi. Nhưng một số trường hợp đục thủy tinh thể do chấn thương mắt hay do bệnh lý: đái tháo đường, lupus, sau phẫu thuật mắt,... thì gặp ở bất kỳ tuổi nào.

2. Triệu chứng của cườm khô

  • Giai đoạn sớm:

thường không có triệu chứng gì, chỉ có thể phát hiện khi khám chuyên khoa.

  • Giai đoạn trễ:

Thị lực giảm, đặc biệt khi nhìn xa.

Có thể thấy cảnh vật màu sắc thay đổi, như nhìn qua màng sương.

Cảm giác lóa mắt khi gặp ánh sáng có cường độ mạnh.

Bệnh tiến triển chậm, không kèm đau nhức mắt, đỏ mắt.

vicare.vn-mat-bi-cuom-kho-khi-nao-la-thoi-diem-nen-mo-body-1

3. Mắt bị cườm khô khi nào nên mổ?

Mắt bị cườm khô, khi nào nên mổ là câu hỏi của hầu hết những bệnh nhân khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khi phát hiện cườm khô thì phải mổ ngay, mà thời điểm lựa chọn phẫu thuật phải dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể của từng bệnh nhân.

  • Lựa chọn sử dụng vật dụng hỗ trợ thay vì mổ

Những bệnh nhân chưa muốn phẫu thuật có thể hạn chế những rủi ro, hãy cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng những vật dụng hỗ trợ như: lắp thêm các nguồn sáng trong nhà để có thể nhìn rõ hơn, lựa chọn đồ vật trong nhà có màu sắc tương phản thật nhiều để dễ nhìn với thị lực bị giảm, sử dụng các kính mát hoặc kính đổi màu khi đi ra nắng, hay đơn giản hơn là mang mũ có vành rộng để giảm nhẹ một phần triệu chứng chói khi đi ngoài trời, cần dùng kèm các tròng kính phóng to sẽ giúp đọc sách báo dễ dàng hơn.

Khi thấy mình có dấu hiệu: nhìn lờ mờ, tối, âm u hoặc cảm giác cảnh vật xung quanh bị nhuộm màu vàng... người bệnh cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác.

  • Nếu phẫu thuật sẽ có tỷ lệ sống cao hơn

Đục thủy tinh thể là một quá trình “già” đi tự nhiên của cơ thể. Trong giai đoạn sớm, đục thủy tinh thể đôi khi không hề có bất kỳ triệu chứng nào, nếu có thì triệu chứng cũng rất nhẹ và bệnh nhân chỉ đơn giản có thể giải quyết bằng cách mang kính thuốc.

Theo thời gian chúng ta già đi thì thủy tinh thể cũng tiếp tục “già đi”, và bắt đầu gây ảnh hưởng đến thị lực: thị lực kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật cườm khô là một thủ thuật xâm lấn và có tiềm tàng những nguy cơ. Công bằng mà nói phẫu thuật cườm là một trong những phẫu thuật mang lại lợi ích nhiều nhất cho bệnh nhân.

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phẫu thuật cườm khô giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân một cách rõ rệt, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, té ngã trong sinh hoạt hằng ngày. Có một nghiên cứu còn cho biết những bệnh nhân có cườm khô nếu được phẫu thuật đúng lúc sẽ có tỷ lệ sống cao hơn 40% so với những bệnh nhân có cườm nhưng không phẫu thuật (vì tránh được những tai nạn do thị lực yếu gây ra).

4. Những ảnh hưởng đến đời sống của mắt bị cườm khô

  • Ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày hay công việc liên quan tới nghề nghiệp

Do ảnh hưởng của bệnh, người mắc sẽ rơi vào tình trạng nhìn lờ mờ, tối, âm u hoặc cảm giác cảnh vật xung quanh bị nhuộm màu vàng, đôi khi bệnh nhân còn có thể nhìn một vật ra hai hình.

Tình trạng mất đi sự tương phản và rõ nét khi nhìn hình ảnh sẽ gây ra khó khăn cho những ai đang có công việc đòi hỏi sự chi tiết; khó khăn trong việc lái xe hay đơn giản là ảnh hưởng tới những thú vui trong cuộc sống của bệnh nhân như đọc sách, nấu ăn, thêu vá...

  • Cườm khô có ảnh hưởng đến khả năng lái xe

Cườm khô có thể làm cho bệnh nhân thấy những vầng hào quang khi nhìn vào một nguồn sáng và khó khăn khi nhìn trong điều kiện thiếu sáng. Những triệu chứng này đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng lái xe an toàn khi về đêm.

Nếu đục thủy tinh thể tiến triển nhiều, có thể khiến bệnh nhân mất thị lực và không thể đạt được tiêu chuẩn để thi bằng lái và lái xe.

  • Cườm khô có ảnh hưởng tới các hoạt động ngoài trời của bạn

Đục thủy tinh thể có thể làm tăng nhạy cảm với ánh sáng, gây ra chói mắt nhiều hơn bình thường. Tình trạng này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới những bệnh nhân yêu thích các môn thể thao ngoài trời.

Đáng lo ngại hơn, cườm khô có thể ảnh hưởng tới khả năng định hướng xa gần trong không gian, nếu bạn là dân chơi tennis, golf, bóng chuyền hay bóng rổ... thì đây sẽ là một khó khăn rất lớn.

5. Quyết định phẫu thuật phải từ hai chiều

vicare.vn-mat-bi-cuom-kho-khi-nao-la-thoi-diem-nen-mo-body-2

Theo lời khuyên của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ: nếu cườm khô chưa thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn có thể chờ và sẽ phẫu thuật khi các triệu chứng xuất hiện rõ hơn. Còn đối với những bệnh nhân đã cảm thấy bắt đầu bị ảnh hưởng bởi triệu chứng nhìn mờ, thì người bệnh phải biết rằng phẫu thuật cườm sẽ giúp mang lại thị lực tốt hơn cho mắt và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách rõ rệt.

Phẫu thuật cườm có mục đích cuối cùng là hướng đến cải thiện thị lực trước và sau phẫu thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp phẫu thuật cườm còn được các bác sĩ chỉ định nhằm chữa trị những bệnh lý khác của mắt, và trong những trường hợp này bệnh nhân sẽ được nhận định và tư vấn từ bác sĩ.

Khi bị cườm khô người bệnh hãy nhớ rằng: có thể phẫu thuật hay không phẫu thuật. Bác sĩ không chỉ là người đưa ra quyết định một chiều hay chỉ bệnh nhân muốn hay không muốn mổ. Mà cần được đưa ra bởi sự thống nhất, đồng thuận của cả bác sĩ và bệnh nhân.

Tóm lại, bên cạnh những lợi ích của việc mổ cườm, người bệnh vẫn có thể đối mặt với các rủi ro như biến chứng viêm, nhiễm khuẩn mắt, chảy máu võng mạc, bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục bao sau... thậm chí mất thị lực không thể hồi phục. Vì vậy, mổ cườm khô chỉ nên tiến hành khi không còn sự lựa chọn nào tốt hơn.

Xem thêm:

  • Mắt bị cườm nước có mổ được không?
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Đục thủy tinh thể, bạn biết gì về bệnh này?