Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không?
Trong giai đoạn mang thai, nhiều cặp vợ chồng thường hạn chế chuyện chăn gối do lo lắng ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là khi thai bắt đầu to lên. Các cặp vợ chồng ngừng hoặc rất ít quan hệ ở tháng thứ 5. Liệu điều này có thực sự đúng? Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không?
Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không?
Trong giai đoạn mang thai, nhiều cặp vợ chồng thường hạn chế chuyện chăn gối do lo lắng ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là khi thai bắt đầu to lên. Các cặp vợ chồng ngừng hoặc rất ít quan hệ ở tháng thứ 5. Liệu điều này có thực sự đúng? Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không?
Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không?
Sau khi trải qua 3 tháng đầu thai kỳ mệt mỏi với những thay đổi của cơ thể, đến tháng thứ 5, người mẹ đã quen hơn. Triệu chứng ốm nghén cũng giảm và hầu như không còn, em bé cũng chưa phát triển quá lớn. Nên có thể nói, mang thai tháng thứ 5 là giai đoạn “khỏe mạnh” nhất của bà bầu.
Cũng chính vì vậy mà nhu cầu quan hệ vợ chồng ở tháng thứ 5 có phần tăng hơn. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi vẫn còn e ngại, với tâm lý “cẩn thận không thừa” mà hạn chế, thậm chí “kiêng” hoàn toàn quan hệ, vì sợ ảnh hưởng đến em bé.
Vậy mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không? Thật bất ngờ, câu trả lời lại là có. Hơn nữa, theo các bác sĩ, xét trong thai kì, mang thai tháng thứ 5 là thời điểm phù hợp nhất để quan hệ vợ chồng. Lúc này, thai nhi chưa quá lớn, việc quan hệ vợ chồng ở tháng thứ 5 còn có thể đem lại những tác dụng có lợi cho mẹ và bé.
- Khi quan hệ vợ chồng ở tháng thứ 5, bà bầu đạt được khoái cảm cao, giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ quan và thai nhi trong cơ thể. Bình thường, lượng máu này có thể bị giảm sút, đôi khi cần đến các biện pháp can thiệp y khoa. Nhưng chỉ với việc quan hệ ở tháng thứ 5, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể.
- Cao huyết áp thai kì là bệnh lý rất dễ gặp khi mang thai ở phụ nữ, có thể dẫn đến sản giật, tiền sản giật. Mang thai tháng thứ 5 quan hệ giúp hạ và ổn định huyết áp, giảm nguy cơ sản giật, tiền sản giật ở chị em.
- Hormon oxytocin - hormon hạnh phúc được sản sinh khi “lên đỉnh”, được coi là một loại giảm đau tự nhiên cực kì hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp làm giảm stress, đẩy lui trạng thái căng thẳng thường thấy ở các bà bầu trong thai kì.
- Sau khi quan hệ vợ chồng, nhất là ở tháng thứ 5, cơ thể thư giãn, mẹ bầu sẽ dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
- Theo một số nghiên cứu, những người có hoạt động tình dục thường xuyên có nồng độ globulin cao hơn những người ít quan hệ trong cùng một điều kiện, giai đoạn, như giai đoạn mang thai ở tháng thứ 5. Globulin là kháng thể giúp phòng chống sự xâm nhập của các loại vi sinh vật, vi khuẩn, làm tăng khả năng và hiệu quả miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Một số lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 có quan hệ vợ chồng
Mặc dù có rất nhiều lợi ích, và được đánh giá là khá an toàn, nhưng quan hệ vợ chồng ở tháng thứ 5 cũng không hoàn toàn được như khi chưa có bầu. Các cặp đôi cần biết và lưu ý một số vấn đề để vừa có thể thỏa mãn khi quan hệ, lại vừa an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé:
- Lựa chọn thời điểm quan hệ, khi người phụ nữ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, có thể đáp ứng quan hệ. Tránh việc chiều chồng, ngại chồng mà cố gắng quan hệ khi cơ thể chưa sẵn sàng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.
- Lựa chọn tư thế quan hệ sao cho không gây áp lực lên bụng bầu cũng như kiểm soát góc độ, chiều sâu khi thâm nhập để đảm bảo an toàn cho bé.
- Động tác nhẹ nhàng khi quan hệ.
- Ngừng quan hệ khi chị em có những biểu hiện bất thường như dịch tiết có màu bất thường, có mùi hôi, có vệt máu. Với những trường hợp này nên đến khám ngay với bác sĩ sản khoa.
- Khám thai định kì, xin lời khuyên của bác sĩ. Nhìn chung, mỗi chị em có sơ địa và sự phát triển của thai nhi không hoàn toàn giống nhau ở từng giai đoạn. Vì vậy, mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không là câu hỏi nên được hỏi khi khám với bác sĩ sản khoa chịu trách nhiệm theo dõi thai kì.
Như vậy, mang thai tháng thứ 5 có thể quan hệ vợ chồng với rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cũng cần nắm bắt những lưu ý để hạn chế nguy cơ có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 5 nhưng không tăng cân có sao không?
- Tập Yoga trước khi sinh để có em bé khỏe mạnh
- Những xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh