Mang thai không nghén có tốt không?

Ốm nghén là biểu hiện phổ biến thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp mang thai trong giai đoạn này không nghén hoặc nghén rất ít. Vậy, mang thai không ốm nghén có tốt không?

Mang thai không nghén có tốt không? Mang thai không nghén có tốt không?

Ốm nghén là biểu hiện phổ biến thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp mang thai trong giai đoạn này không nghén hoặc nghén rất ít. Vậy, mang thai không nghén có tốt không?

Tại sao khi mang thai lại thường ốm nghén?

Ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 của thai kỳ và biến mất sau tuần thứ 16 ở khoảng 70% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ốm nghén đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, đa phần các nhà nghiên cứu lâm sàng đồng ý rằng ốm nghén xảy ra do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai, trong đó hormon HCG đóng vai trò nhiều nhất.

Nồng độ HCG trong máu phụ nữ mang thai tăng nhanh trong khoảng 3 tháng đầu, đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 8 - 12 của thai kỳ, sau đó ổn định, thậm chí có thể giảm trong những tháng tiếp theo. Mặc dù chưa xác định được cơ chế gây ốm nghén của HCG như thế nào, nhưng sự thay đổi nồng độ HCG trong máu có liên quan đến hiện tượng ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và ốm nghén nặng nhất tương ứng với tuần thứ 8 - 12.

HoiBenh.vn-mang-thai-khong-om-nghen-có-tot-khong-body-2
Ốm nghén khi mang thai

Tại sao một số người mang thai không ốm nghén?

Mức độ ốm nghén phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn mang thai, thể chất người phụ nữ, thức ăn,... vì thế biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Ốm nghén xuất hiện ở khoảng 70% số trường hợp chứ không phải tất cả. Do vậy, một số mẹ bầu khi mang thai không thấy dấu hiệu ốm nghén thì đây là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng.

Hiểu về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng ốm nghén, từ đó có một số cách lý giải mẹ bầu không ốm nghén khi mang thai được đưa ra.

  • Thời điểm mang thai được nói đến còn quá sớm, nồng độ HCG lúc này chưa cao, do đó các dấu hiệu ốm nghén chưa rõ ràng: Ví dụ như người phụ nữ thấy chậm kinh nguyệt 1 - 2 tuần, dùng que thử thai cho kết quả dương tính nhưng chưa cảm thấy các triệu chứng điển hình như buồn nôn, nôn, thèm một loại đồ ăn cụ thể nào đó,...
  • Có thể do mẹ bầu có thể chất khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tuần hoàn máu lưu thông tốt, ít nhạy cảm với môi trường ngoài, nhờ đó thích ứng tốt với sự thay đổi nồng độ các loại hormon trong cơ thể nên may mắn không phải trải qua những cơn mệt mỏi, buồn nôn do ốm nghén.
  • Đôi khi người phụ nữ quá bận rộn với công việc hàng ngày, làm việc tập trung cao độ nên không để ý cơ thể có những thay đổi nhỏ do mang thai, chưa nhận ra những dấu hiệu ốm nghén.
HoiBenh.vn-mang-thai-khong-om-nghen-có-tot-khong-body-3
Mang thai không ốm nghén có tốt không?

Mang thai không nghén có tốt không?

Không ít mẹ bầu vì thấy những người phụ nữ xung quanh từng mang thai đều cảm thấy ốm nghén nên nảy sinh tâm lý lo lắng, băn khoăn rằng mang thai không nghén có tốt không.

Nếu như bản thân không xuất hiện bất cứ triệu chứng, dấu hiệu ốm nghén nào nhưng đã được bác sĩ thông báo chắc chắn mình đã mang thai thì mẹ bầu nên tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện tượng này là một điều hết sức bình thường. Mức độ ốm nghén khác nhau ở mỗi người phụ nữ nên nếu mẹ bầu không có biểu hiện giống những người khác thì cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ bầu hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng mình thật may mắn vì không phải trải qua nỗi khổ ốm nghén với sự mệt mỏi, chán ăn kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng liền.

Đôi khi, một số phụ nữ khi mang thai không những không ốm nghén mà còn cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn bình thường, tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý vui mừng, hạnh phúc khi có con.

Mang thai không ốm nghén - khi nào cần cảnh giác?

Ốm nghén được cho là có liên quan đến nồng độ HCG. Vì vậy, một số người suy đoán rằng việc không bị ốm nghén khi mang thai có thể do mức độ HCG thấp hơn bình thường, đồng nghĩa thai có nguy cơ sảy hay phát triển không bình thường. Điều này hoàn toàn không có cơ sở và bị bác bỏ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Để biết em bé của mình có phát triển tốt hay không, mẹ bầu chỉ nên trao đổi và nghe ý kiến từ bác sĩ chuyên ngành sản khoa.

Có một trường hợp mang thai không ốm nghén cần được lưu ý, đó là khi các triệu chứng ban đầu diễn biến bình thường như buồn nôn, nôn, thay đổi vị giác, thậm chí rất rõ ràng, sau đó đột ngột biến mất. Khi thấy như vậy, mẹ bầu không được chủ quan vì có nguy cơ sảy thai. Đặc biệt, điều này xảy ra kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo, đau hay co rút vùng bụng dưới thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Ngoài trường hợp này ra, những mẹ bầu không bị ốm nghén ngay từ đầu thai kỳ thì không cần quá lo lắng. Mẹ bầu không nên để mình bị ám ảnh bởi điều này, hãy chuẩn bị sức khỏe thể chất và tâm lý thật khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Ốm nghén và những điều cần biết khi mang thai
  • Những cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả mẹ bầu không nên bỏ qua
  • Nghén khi mang thai và điều cần lưu ý