Mang thai có xăm môi được không?

Hiện nay, xăm môi là phương pháp làm đẹp đơn giản, dễ thực hiện và khá phổ biến đối với phái đẹp. Tuy nhiên, chị em cần cân nhắc kỹ các ưu và khuyết điểm trước khi quyết định thử qua, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong thai kỳ. Vậy mang thai có xăm môi được không và giải pháp cho thai phụ muốn xăm môi là gì?

Mang thai có xăm môi được không? Mang thai có xăm môi được không?

Xăm môi là như thế nào?

Thủ thuật xăm môi là biện pháp dùng dụng cụ chuyên biệt trong phẫu thuật thẩm mỹ (thường là bằng kim loại) đưa một lượng chất tạo màu vào sâu dưới lớp thượng bì của da môi.

Hiện nay có 2 cách để thực hiện là phun bằng máy hoặc xăm thủ công bằng tay. Trong đó, xăm môi bằng máy được ưa chuộng và phổ biến hơn nhờ mang lại hiệu quả cao, dễ thao tác, có thể điều chỉnh lớp xăm nông sâu tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Chị em lựa chọn xăm môi thường vì nhu cầu làm đẹp, khắc phục nhanh chóng khiếm khuyết về ngoại hình do bị thâm cơ địa bẩm sinh, màu môi không tươi, sắc môi nhợt nhạt. Ngoài ra, những bạn gái nào lười trang điểm, không muốn bị kém sắc khi để “mặt mộc” thì đây là lựa chọn đáng để lưu ý.

Ưu điểm của xăm môi

  • Ưu điểm vượt trội của thủ thuật xăm môi là giúp phái đẹp nhanh chóng sở hữu làn môi mới rạng rỡ, tươi sáng
  • Chi phí thực hiện cho mỗi lần xăm môi không quá đắt đỏ
  • Trong sinh hoạt ăn uống, vận động hàng ngày, chị em không còn lo sợ bị trôi son hoặc phai màu như khi dùng son để tô môi
vicare.vn-mang-thai-co-xam-moi-duoc-khong-body-1

Các rủi ro có thể gặp phải khi xăm môi

Mặc dù có những ưu điểm trên nhưng do dùng mũi kim nhỏ đâm xuyên trực tiếp vào da nên xăm môi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Dưới đây là một số nguy cơ gây hại mà chị em có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật đơn giản này:

Nhiễm trùng tại vùng da xăm

Biểu hiện hay gặp nhất sau khi xăm môi là sưng nề trong vài ngày đầu (mức độ và thời gian sưng còn tùy thuộc cơ địa của từng người). Nếu sưng nề chỉ kéo dài trong 2 – 3 ngày và chỗ sưng có dấu hiệu hồi phục dần thì bạn không nên quá lo lắng.

Nhiều trường hợp khác còn có biểu hiện sưng đau, tấy đỏ kéo dài, nổi mụn, chảy máu thậm chí môi bị tụ mủ, ... Lúc này bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Dị ứng với mực xăm

Nguyên nhân gây dị ứng mực xăm có thể do cơ địa nhạy cảm hoặc nhiều cơ sở làm đẹp vì lợi nhuận nên lựa chọn loại mực trôi nổi, không nhãn mác. Do đó rất dễ xảy ra khả năng cơ thể phản ứng với mực xăm, dẫn đến tình trạng dị ứng như da bị viêm, bong tróc kéo dài nhiều tháng mà không khỏi.

Hầu hết các loại mực xăm trên thị trường đều chứa các thành phần hóa học độc hại, tuy nhiên, nếu những loại mực có xuất xứ ở Âu Mỹ hay chứa các chiết xuất từ thành phần thảo mộc sẽ ít tác dụng phụ hơn.

Lây các bệnh truyền nhiễm

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra nếu máy móc, vật dụng trong quá trình xăm môi không được tiệt trùng đúng cách. Đây là nguyên nhân một số người sau khi xăm môi phát hiện bị lây truyền các bệnh nguy hiểm như HIV, giang mai, viêm gan B, C, ...

Không sở hữu làn môi như mong muốn

Để có làn môi đẹp, hài hòa trên gương mặt đòi hỏi sự khéo léo, chuyên nghiệp, có khiếu thẩm mỹ, am hiểu nhân tướng học. Một số chị em còn gặp phải vấn đề viền môi bị lệch, môi không đều màu, màu xăm không đúng so với nguyên bản, ... Những người xăm môi nhiều lần còn gặp tình trạng da khó “ăn mực”, từ đó khiến cho việc xăm màu lên môi khó khăn, không đạt hiệu quả về thẩm mỹ như ý muốn.

Chưa kể đến vấn đề thay đổi màu môi theo xu hướng sẽ rất khó vì phun xăm lâu phai và khó thay đổi. Nếu vẫn muốn thay màu môi, bạn vẫn buộc phải nhờ cậy đến son và mỹ phẩm.

Khó xóa xăm môi

Nếu xăm môi là quyết định dễ dàng thực hiện thì việc xóa xăm môi không hề đơn giản. Thông thường, biện pháp can thiệp khả quan, ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ là xăm chồng màu da lên màu môi cũ. Nếu sử dụng sóng laser đốt nóng để làm bay màu mực, giúp vết xăm mờ dần thì nguy cơ bị bỏng, để lại sẹo rất dễ xảy ra.

vicare.vn-mang-thai-co-xam-moi-duoc-khong-body-2

Mang thai có xăm môi được không?

Trước băn khoăn xăm môi khi mang thai có ảnh hưởng gì không thì câu trả lời là không nên, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc xăm môi chống chỉ định với phụ nữ đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đặc biệt là đang trong quá trình mang thai hoặc đang cho con bú. Do đó, nếu chị em đang có ý định xăm môi khi mang thai thì nên dừng lại, hãy đợi sau khi kết thúc thai kỳ rồi làm đẹp cũng chưa muộn.

Nguyên nhân vì sao mang thai không được xăm môi:

  • Thời gian mang thai, người mẹ cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc vì lý do an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
  • Việc mẹ bầu tiếp xúc với mực xăm không đáng tin cậy có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì trong mực xăm có thể chứa hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, ... Dù sử dụng ở mức độ nhiều hay ít thì đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.
  • Một số loại thuốc hỗ trợ cần sử dụng sau khi xăm môi như Alpha Choay (chống viêm, giảm sưng nề), Acyclovir (kháng virus) đều có thể dùng cho phụ nữ đang có thai nhưng chúng vẫn có tác dụng phụ không mong muốn mà các mẹ bầu không nên chủ quan.
  • Thuốc Tetracyclin thoa môi giúp quá trình bong môi diễn ra nhanh chóng hơn lại là loại thuốc kháng sinh có chống chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai. Lý do là vì thuốc Tetracyclin tác động đến sự phát triển của xương, răng, gây biến đổi men răng của em bé. Dù chỉ sử dụng ngoài da thì mức độ độc hại đã giảm nhiều nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất thai phụ không nên sử dụng.
  • Sau khi xăm môi, chị em được khuyên nên kiêng ăn rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ tanh, hải sản, ... trong thời gian khoảng 1 tháng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ dinh dưỡng, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển, sức khỏe của phụ nữ có thai. Việc gián đoạn này dẫn đến nguy cơ thiếu chất ở cả mẹ và co

Đâu là giải pháp cho mẹ bầu muốn xăm môi?

Khi các bà bầu không thể xăm môi thì vẫn có thể tạm thời áp dụng các phương pháp tự nhiên dưới đây để giúp có đôi môi hồng tươi tắn, rạng rỡ:

  • Sử dụng nước ép củ cải đường để thoa lên môi và sau đó để khô tự nhiên. Trong củ cải đường có rất nhiều vitamin quý giá giúp nuôi dưỡng làn môi căng mọng, hồng hào từ bên trong. Ngoài ra, màu đỏ vốn có của củ cải đường cũng giúp môi bạn có màu hồng tự nhiên.
  • Dùng nước ép lựu và dầu dừa. Tương tự như củ cải đường, quả lựu có tác dụng làm hồng sắc môi. Dầu dừa đóng vai trò là tinh chất dưỡng ẩm, trị thâm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn. Bạn trộn đều 1 thìa cà phê nước ép lựu với 1⁄2 thìa cà phê dầu dừa rồi thoa lên mỗi từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Chăm chỉ thực hiện đều đặn chị em sẽ có đôi môi mềm mượt, tươi tắn như ý.

Thời gian tốt nhất cho các bà mẹ sau sinh con có thể xăm môi là khoảng 6 tháng trở lên. Đây là khoảng thời gian cơ thể người mẹ đã hồi phục hoàn toàn và em bé cũng thích nghi với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến trẻ khi cho con bú.

Xem thêm:

  • Có bầu ăn tương ớt được không?
  • Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Có nên cạo lông vùng kín nữ không?