Mang song thai, mẹ bầu nên làm các xét nghiệm gì?
Mẹ bầu mang song thai, đa thai thường gặp nhiều nguy cơ hơn các mẹ mang đơn thai như: thai tăng trưởng chậm, chảy máu âm đạo, hội chứng truyền máu song sinh, đa ối, tiền sản giật, chuyển dạ sớm,.... Do vậy, khi mang song thai, mẹ bầu cần làm các xét nghiệm để đảm bảo theo dõi sát sao trong suốt thai kì, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe cần can thiệp.
Mang song thai, mẹ bầu nên làm các xét nghiệm gì?
Mẹ bầu mang song thai, đa thai thường gặp nhiều nguy cơ hơn các mẹ mang đơn thai như: thai tăng trưởng chậm, chảy máu âm đạo, hội chứng truyền máu song sinh, đa ối, tiền sản giật, chuyển dạ sớm,.... Do vậy, khi mang song thai, mẹ bầu cần làm các xét nghiệm để đảm bảo theo dõi sát sao trong suốt thai kì, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe cần can thiệp. Vậy mang song thai, mẹ bầu nên làm các xét nghiệm gì? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn.
Mang song thai, mẹ bầu nên làm các xét nghiệm gì?
Lần siêu âm đầu, nếu quá sớm có thể sẽ không phát hiện được thai đôi. Thông thường, siêu âm ở tuần 10 - 14 sẽ hiển thị kết quả bạn có mang song thai hay không và cặp song sinh chia sẻ cùng túi ối hay mỗi thai một túi ối, cùng nhau thai hay mỗi thai một nhau thai. Khi phát hiện mang song thai, mẹ bầu nên làm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm tầm soát:
Bạn sẽ được cung cấp xét nghiệm sàng lọc khác nhau trong khi mang thai để dự đoán khả năng biến chứng. Xét nghiệm tầm soát cho hội chứng Down diễn ra khoảng từ tuần 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ, đôi khi có xét nghiệm máu. Nếu kết quả cho thấy rằng thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, mẹ sẽ được cung cấp tùy chọn thêm một xét nghiệm chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm (CVS). Đây là những xét nghiệm xâm lấn liên quan đến nước ối hoặc mô từ nhau thai. Do vậy, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn các rủi ro với các cặp song sinh để đưa ra quyết định nên làm xét nghiệm hay không.
Khoảng tuần thứ 16, người mẹ có thể làm một xét nghiệm máu ( AFP, alphfetoprotein), giúp kiểm tra được dị tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.
Các thử nghiệm về di truyền như xơ nang cũng có thể được cung cấp tùy vào tiền sử mắc bệnh của gia đình.
- Siêu âm kiểm tra bất thường:
Khi thai từ tuần 20 - 22, siêu âm sẽ giúp bạn kiểm tra được những bất thường khác ở cột sống, thành bụng, hệ thần kinh và các cơ quan chính. Với các cặp song sinh, điều này sẽ mất gấp đôi thời gian.
- Các siêu âm thêm, nếu muốn
Siêu âm rất tốt trong thai kỳ vì có thể giúp cho bạn theo dõi được sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Tuy nhiên bạn cũng không nên vì thế mà lạm dụng quá. Số lần siêu âm tùy vào từng thai phụ, từng bệnh viện hoặc sự phát triển của cả 2 bé.
- Các cặp sinh đôi khác nhau thai có thể siêu âm vào những thời điểm: tuần 20, tuần 24, tuần 28, tuần 32 và sau đó là mỗi 2 tuần cho đến lúc sinh.
- Các cặp song sinh có chung nhau thai sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng truyền máu song sinh. Do vậy, sau tuần thứ 16, mẹ nên siêu âm mỗi 2 tuần 1 lần để theo dõi thai kỳ.
Những lưu ý khi mang song thai, đa thai
- Chế độ chăm sóc đặc biệt: Khi mang song thai, người mẹ cần chú ý có một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với khi mang thai bình thường do thai phụ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy cơ. Khi biết mình mang song thai, mẹ nên:
- Bổ sung chất dinh dưỡng: Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, lượng calo cần thêm vào cho thai phụ khi mang thai đôi là 600kcal/ngày và vẫn phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng thai nhi. Lưu ý mức tăng cân nặng lý tưởng của người mẹ trong suốt thời gian mang thai dao động trong khoảng từ 15 - 20kg.
- Bổ sung axit folic: axit folic giúp giảm nguy cơ sảy thai, thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh, dị tật não. Khi mang song thai, bạn nên bổ sung thêm chất này cùng với vitamin, sắt,.... Có thể bổ sung thêm axit folic bằng các loại thực phẩm như rau có màu xanh đậm, gan, ngũ cốc,...
- Thường xuyên thăm khám bác sĩ: Bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên vì khi mang thai đôi sẽ có nguy cơ xuất hiện hiện tượng chảy máu, tiểu đường cũng như tiền sản giật cao hơn những thai phụ mang thai đơn. Nên kiểm tra ở cùng một cơ sở y tế và cùng một bác sĩ để quá trình thăm khám, theo dõi thuận tiện hơn.
- Chú ý thời điểm sinh: Thông thường, phụ nữ mang song thai thường sẽ rất ít khi sinh đúng tháng mà sẽ chuyển dạ trong khoảng từ 36 - 37 tuần. Do vậy, khi đã ở tuần thứ 24, thai phụ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn vì từ khi này thai nhi phát triển nhanh sẽ làm phụ nữ thấy mệt mỏi, uể oải. Lưu ý ngay khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay trung tâm y tế.
- Chuẩn bị tâm lý: Mang song thai với áp lực về sức khỏe và sự phát triển của 2 thai nhi trong bụng sẽ khiến phụ nữ trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn, đồng thời dễ khiến thai phụ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tìm hiểu thông tin, đọc các tài liệu về song thai cũng như chuẩn bị tốt tâm lý trước khi sinh con. Ngoài ra, gia đình, người thân nên tạo tư tưởng thoải mái, vui vẻ với thai phụ.
Ngoài ra, thai phụ nên chuẩn bị trước tâm lý về các khoản chi phí trong gia đình sẽ gia tăng để tránh stress do vấn đề tài chính gây ra. Sau khi sinh con, việc chăm sóc cùng lúc 2 đứa trẻ sẽ vất vả hơn rất nhiều. Do vậy, sự hỗ trợ từ người thân, gia đình là điều hoàn toàn cần thiết cho người mẹ trong quá trình nuôi con.
Xem thêm:
- Quá trình hình thành song thai như thế nào?
- 5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm
- Mang song thai nên ăn gì để tốt cho con