Mách mẹ tuyệt chiêu dùng lá tía tô trước khi tiêm phòng để bé không bị sốt
Nhiều trường hợp trẻ quấy khóc, sốt sau khi tiêm chủng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh. Để tình trạng này không còn xảy ra, nhiều người đã sử dụng lá tía tô để giảm thiểu các phản ứng phụ này. Vậy dùng lá tía tô có tác dụng gì và dùng như thế nào cho đúng cách, hiệu quả?
Mách mẹ tuyệt chiêu dùng lá tía tô trước khi tiêm phòng để bé không bị sốt
Nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng của bé là quan tâm của rất nhiều bà mẹ có con trong độ tuổi cần phải chích ngừa.
Các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng của bé
Tiêm ngừa vắc xin chính là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Do đó, bất kỳ loại vắc xin nào dù tốt đến đâu cũng ít nhiều có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể sẽ có các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng vắc xin ở các mức độ khác nhau. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng của bé:
- Đau, sưng tấy hay đỏ ửng, thậm chí tím ở vùng da xung quanh chỗ tiêm
- Triệu chứng giống cảm cúm như: sốt nhẹ (khoảng hơn 37 độ C), nôn, đau bụng, kém ăn, ăn không ngon, đau đầu, mệt mỏi, ...
- Trẻ quấy khóc nhiều vã dễ cáu kỉnh hơn
- Nếu trẻ tiêm vắc xin phòng chống Rota có thể tạm thời bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa
- Làn da của trẻ bị mẩn ngứa
Vắc xin hoạt động giống như một sự lây nhiễm nên đôi khi những tác dụng phụ này khiến nhiều mẹ lo lắng. Nhưng sự lây nhiễm này không gây bệnh đối với trẻ mà chúng có vai trò sản sinh ra kháng thể và luyện tập cho cơ thể phát triển những phản ứng đúng (có khả năng nhận biết và chống lại yếu tố gây bệnh dễ dàng hơn).
Dùng lá tía tô có tác dụng gì đối với trẻ trước và sau khi tiêm phòng?
Dựa trên các tài liệu về Đông Y, cây tía tô là một loại cây dạng thảo có chứa tinh dầu (0,3 – 0,5%). Trong đó, chủ yếu là tinh dầu L-perrilla alcohol, perillaldehyd, limonen, hydrocumin, α-pinen, ... Nhờ vậy mà cây tía tô có tác dụng long đờm, chữa ho, hạ sốt, giảm đau, giải độc, ... rất hiệu quả. Đây cũng là ứng dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà mẹ nào cũng có thể tận dụng để chăm sóc con khỏe mạnh hơn. Hơn thế nữa, lá tía tô là một loại cây lành tính nên mẹ có thể hoàn toàn an tâm sử dụng cho bé yêu.
Nhờ mẹ uống lá tía tô nên giúp kích thích tiết mồ hôi, giãn mạch ngoài da. Bên cạnh đó, chất kháng sinh tự nhiên trong tía tô hòa cùng sữa mẹ sẽ giúp bé hạ sốt, thải độc tố ra ngoài.
Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C, mẹ nên đưa con đến bệnh viện. Khi trẻ sốt nhẹ mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng lá tía tô. Đây là cách làm phổ biến thường được nhiều bà mẹ áp dụng cho con thời điểm trước và sau khi tiêm phòng.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô
Đối với trẻ còn đang bú mẹ:
- Cách 1: nấu nước lá tía tô để uống
Bước 1: khoảng 2 ngày trước khi bé tiêm phòng, mẹ mua lá tía tô về rửa sạch và ngâm nước muối
Bước 2: đun nhừ lá tiá tô cùng với nước để tinh dầu thấm ra nước. Sau khi nước sôi, hạ bớt lửa và tiếp tục đun sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 3: mẹ pha loãng phần nước đã đun với nước lọc để uống hàng ngày. Đặc biệt có thể uống nước này thay cho nước uống hàng ngày.
- Cách 2: giã nhuyễn lá tía tô
Bước 1: chọn khoảng 10 cành lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước
Bước 2: giã nát lá tía tô nhuyễn và cắt lấy nước cốt rồi mẹ dùng uống trực tiếp
- Cách 3: mẹ ăn sống khoảng 10 lá tía tô rồi cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt
Mẹ nên duy trì thực hiện những cách này trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ để đạt được hiệu quả tối đa.
Đối với trẻ uống sữa công thức:
Dùng khoảng 20g lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này phia với vài muỗng nước ấm. Cho bé uống mỗi lần nửa muỗng cà phê (khoảng 2,5ml), duy trì uống 3 lần/ngày.
Những điều cần lưu ý khi hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô
- Nên lựa chọn lá tía tô có nguồn gốc an toàn và vệ sinh, rửa và ngâm nước muối trước khi dùng đề phòng bị ngộ độc.
- Chỉ nên áp dụng biện pháp này đối với những trẻ sốt nhẹ thông thường. Nếu quan sát thấy con có biểu hiện sốt cao, co giật thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
- Bên cạnh việc dùng lá tía tô hạ sốt, sau khi trẻ tiêm phòng về mẹ cũng đừng quên tạo sự thoải mái cho bé bằng cách: mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chườm mát bằng khăn ấm để con mau chóng hạ thân nhiệt. Tuyệt đối không chườm đá vì sẽ khiến tình trạng sốt của con nặng hơn.
- Sau khi tiêm phòng mẹ cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. cho bé ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục sức khỏe.
- Tuy trẻ bị sốt nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh khi tắm và ngủ vào ban đêm.
- Không khuyến khích mẹ sử dụng khoai tây thái lát mỏng hoặc dùng chanh đắp lên vị trí tiêm vì có khả năng gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.
- Ngoài cách dùng lá tía tô thì các mẹ có thể cho con uống thêm sắn dây hoặc nước đỗ đen cũng có tác dụng ngăn ngừa và giảm các cơn sốt đáng kể.
Xem thêm:
- Xông mặt bằng lá tía tô và sả
- Chưa chuyển dạ uống lá tía tô có được không?
- Mang thai uống nước lá tía tô có ảnh hưởng đến thai nhi không?