Mách mẹ cách trị 5 cấp độ hăm tã ở trẻ

Bị hăm tã là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ. Có 5 cấp độ hăm tã mà mẹ cần ghi nhớ để chăm sóc tốt cho con. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ nhận biết và xử lý kịp thời khi bé bị hăm tã.

Mách mẹ cách trị 5 cấp độ hăm tã ở trẻ Mách mẹ cách trị 5 cấp độ hăm tã ở trẻ

Hăm tã là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ, nhất là ở những trẻ thường xuyên đóng bỉm hoặc quấn tã cả ngày mà không được thay rửa, vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Hiện nay, có 5 cấp độ hăm tã với các biểu hiện khác nhau mà mẹ cần ghi nhớ để có thể nhận biết kịp thời và có cách xử trí đúng đắn nhằm chăm sóc tốt nhất cho bé của bạn.

5 cấp độ hăm tã ở trẻ

Hăm tã dạng nhẹ

- Ở vị trí mặc tã, da của bé ửng hồng ở diện tích nhỏ

- Có thể xuất hiện những mụn nhỏ

- Da bé ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo

Hăm tã ở cấp độ thứ 2

- Da bé xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích nhỏ

- Những vết ửng đỏ xuất hiện nhiều, rải rác

Hăm tã ở mức trung bình

- Những vết ửng đỏ xuất hiện với diện tích lớn hơn

- Vết hăm đậm và rõ ràng hơn

- Các vết hăm xuất hiện từ rải rác đến dày đặc

Cấp độ hăm tã thứ 4

- Những vết hăm rõ rệt và xuất hiện nhiều hơn

- Xuất hiện những nốt sẩn trên da

- Da bé có thể hơi sưng

- Da bé đỏ dữ dội và có thể có mụn mủ.

Hăm tã nặng

- Da bé đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên diện tích lớn

- Da bị sưng và phù nề nặng

- Diện tích tổn thương lớn, những vết sẩn có thể có mủ
>>> Xem thêm: Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh
vicare.vn-mach-me-cach-tri-5-cap-do-ham-ta-o-tre-body-1

Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Cho dù bé bị hăm ở mức độ nào trong 5 cấp độ hăm tã thì nguyên nhân đầu tiên dẫn tới hiện tượng này là do da bé luôn phải đối mặt với tình trạng ẩm ướt và các chất thải. Da bé có thể bị hăm do bạn đóng bỉm quá chặt hoặc quá lâu. Các vi khuẩn lại dễ dàng phát triển trong môi trường bí và ẩm. Các vết hăm tã hay gặp ở những vùng thường xuyên cọ xát với tã và các chất bẩn như mông hoặc bẹn của bé.

Một nguyên nhân khác có thể khiến bé bị hăm là do loại tã bạn sử dụng cho bé không phù hợp. Bé bị dị ứng với các chất hóa hoặc có trong tã và khiến da bé bị kích ứng.

Mẹ có thể đã lạm dụng quá nhiều phấn rôm cho bé, khiến vùng da của bé bị bí, không thoát được mồ hôi và khiến hăm da xuất hiện.

Cách xử lý khi bé bị hăm tã

Trong 5 cấp độ hăm tã, từ cấp độ nhẹ đến nặng mẹ có thể tùy vào từng cấp độ hăm để chữa cho bé hoặc đưa bé đến bác sĩ để điều trị.

Thay tã thường xuyên

Khi thấy da bé bắt đầu xuất hiện ửng đỏ có nghĩa là bé đã bắt đầu bị hăm. Lý do có thể là thời gian thay tã cho bé của bạn không đúng. Bạn nên thay tã cho bé sớm hơn

Bôi kem trị hăm cho bé

Khi bé bắt đầu bị hăm tã, bạn nên sử dụng kem trị hăm bôi lên các vết đỏ, tránh để tình trạng này trở nên nặng hơn.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại kem trị hăm, trong đó loại kem trị hăm được tin dùng nhất là Benpanthen và Bubchen. Benpanthen có giá thành phải chăng nên được nhiều mẹ tin dùng cho con hơn, thích hợp trị hăm cho bé ở cấp độ nhẹ và vừa. Bubchen có giá cao hơn một chút nhưng được biết đến với ưu điểm là thân thiện hơn với làn da của bé.
vicare.vn-mach-me-cach-tri-5-cap-do-ham-ta-o-tre-body-2

Thay loại tã bạn đang sử dụng cho bé

Đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm. Khi thay tã cho bé thường xuyên hay khi đã bôi kem trị hăm cho bé mà những vết ửng đỏ vẫn xuất hiện thì bạn nên nghĩ tới khả năng loại tã bạn đang sử dụng không phù hợp với con. Khi ấy bạn nên tìm loại tã khác thay thế.

Nếu trường hợp bé bị hăm do bỉm quá chặt, có thể do size bỉm đang dùng không còn phù hợp với bé. Do đó, mẹ nên đổi size lớn hơn để bé có thể thoải mái hoạt động mà không lo hăm tã, khó chịu.

Cho con tắm bằng lá khế, lá trầu

Hai loại lá này đều có khả năng trị hăm cho bé. Tắm cho bé loại lá này vừa giúp điều trị hăm, rôm sảy mà vừa giúp kháng nấm hiệu quả.

Mặt khác, khi bị hăm tã phần da tại khu vực này sẽ rất đau. Vì thế, cho bé tắm bằng lá khế hoặc lá trầu sẽ giúp làm dịu phần da này, giảm đau và cho bé cảm giác dễ chịu hơn.

Trong 5 cấp độ hăm tã đã được nêu trên đây, các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết và xử lý kịp thời cho bé. Tuy nhiên, chống hăm cho bé không chỉ nằm ở vấn đề vệ sinh, bôi thuốc mà còn tùy nguyên nhân. Vì vậy nếu tình trạng hăm của bé kéo dài và không giảm, hãy đưa bé đi khám để điều kịp thời.
>>> Xem thêm: 3 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé hiệu quả