Mách mẹ cách lấy ráy tai cho bé an toàn
Ráy tai nhiều khiến bé không nghe rõ cũng là trường hợp không hiếm gặp. Trong những trường hợp ấy, lấy ráy tai cho con là điều cần thiết. Tuy nhiên, lấy ráy tai cho bé như thế nào là đúng cách?
Mách mẹ cách lấy ráy tai cho bé an toàn
Ráy tai được hình thành từ những chất do các tuyến trong ống tai tiết ra , giữ vai trò giúp đôi tai khoẻ mạnh, làm ẩm và bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn. Thông thường không cần lấy ráy tai cho bé vì chúng sẽ tự bong ra mang theo các chất cặn bẩn trong tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ráy tai quá nhiều mà không thể tự bong sẽ dẫn tới giảm khả năng nghe của bé. Trong những trường hợp ấy, lấy ráy tai cho con là điều cần thiết. Vậy lấy ráy tai cho bé như thế nào là đúng cách?
Cách lấy ráy tai cho bé an toàn
Trong năm giác quan của con nguời, tai là một bộ phận rất dễ tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, việc vệ sinh và chăm sóc tai không đúng có thể làm bé bị viêm tai, sưng tai hoặc tổn thương đến thính lực.
Ráy tai cũ thường xuyên và liên tục được đẩy từ những vùng sâu bên trong ra ngoài ống tai. Sau đó chúng bong tróc và rơi ra ngoài nhờ vào những chuyển động của hàm qua hoạt động nói cười và ăn nhai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ráy tai quá nhiều, bao phủ màng nhĩ sẽ khiến trẻ nghe không rõ. Khi lấy ráy tai cho bé bạn có thể sử dụng dầu ôliu hoặc dầu khoáng dành cho em bé.
Cách lấy ráy tai cho bé đúng cách, thông thường nhất là cho trẻ nằm nghiêng, tai cần làm sạch hướng lên trên, nhỏ một vài giọt dầu vào tai trẻ. Sau một vài ngày ráy tai cùng bụi bẩn sẽ tự bong ra.
Bạn cũng có thể mua dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng để lấy ráy tai cho bé.Những lưu ý khi lấy ráy tai cho bé
Mẹ không nên dùng tăm bông hay vật dụng cứng để lấy ráy tai cho bé vì việc này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong ống tai. Mặt khác lấy ráy tai cho bé không đúng cách sẽ làm trầy xước sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ không hợp tác.
Nếu muốn làm sạch tai cho bé các mẹ chỉ nên dùng một chiếc khăn mềm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau sạch vành tai, các ngách trong vành tai ở vùng tai ngoài.
Chỉ lấy ráy tai cho bé khi tinh thần của bé thoải mái
Để cho bé ngồi yên khi vệ sinh tai, tốt nhất khi lấy ráy tai cho bé mẹ nên tập trung sự chú ý của con vào một vật nào đó
Ráy tai có thể đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Khi đó mẹ có thể dùng dung dịch Natriclorid 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày. Mục đích nhằm để cho dung dịch thấm vào nút tai, nút ráy tai sẽ rã ra và bị đẩy ra khỏi ống tai. Trong một số trường hợp, mẹ nhận thấy cần lấy ráy tai cho bé hãy đưa đến bác sĩ tai mũi họng để bé được lấy ráy tai. Bác sĩ sẽ giúp con vệ sinh tai an toàn và sạch sẽ.
Trên đây là một số điều mẹ cần lưu ý khi lấy ráy tai cho bé. Hàng ngày mẹ có thể vệ sinh tai cho bé khi nhận thấy tai bé có quá nhiều ráy tai. Tuy nhiên, nếu ráy tai bám quá nhiều ở ống tai hãy nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ tai mũi họng để đảm bảo sự an toàn cho bé.