Mách mẹ cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay
Phù chân tay là triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến em bé trong bụng nhưng sẽ khiến mẹ bầu khó chịu khi việc đi lại cũng khó khăn hơn. Hiểu được nỗi khổ của mẹ, HoiBenh chia sẻ cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay cho mẹ bầu trong bài viết sau đây.
Mách mẹ cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay
Phù chân tay là triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến em bé trong bụng nhưng sẽ khiến mẹ bầu khó chịu khi việc đi lại cũng khó khăn hơn. Hiểu được nỗi khổ của mẹ, HoiBenh chia sẻ cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay cho mẹ bầu trong bài viết sau đây:
Thời gian có hiện tượng phù chân tay?
3 tháng cuối thai kì là thời gian mẹ bầu dễ bị phù chân tay nhất.
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân tay:
Sự cản trở máu về tim: Các bác sĩ giải thích rằng, càng về những tháng cuối thì thai nhi sẽ lớn dần, điều này làm tăng áp lực trong ổ bụng của mẹ bầu và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu khiến cho máu khó chảy trở về tim.
Bên cạnh đó, mẹ mặc đồ quá chật, mẹ mang thai và thai nhi lớn, khi bạn chơi các môn thể thao nặng cũng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực, thậm chí khiêng vác nặng, ho nhiều, ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hiện tượng táo bón thường xuyên, hiện tượng ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng, tình trạng rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân làm giãn thành tĩnh mạch làm máu về tim khó khăn hơn.
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra phù chân ở bà bầu là do bà bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài, thậm chí nhiều bà bầu có thói quen hay mang giày cao gót cũng có thể làm giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân.
Đây chính là yếu tố làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây nên hiện tượng phù ở tay chân.
Bị phù tay chân khi mang thai có sao không?
Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị kịp thời thì càng gần đến ngày sinh hiện tượng phù chân tay ở mẹ bầu càng nghiêm trọng hơn khiến các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra, thậm chí không hồi phục được ngay cả sau khi bạn sinh xong. Đây chính là nguyên nhân bạn nên tham khảo cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay để thoải mái hơn trong khi mang thai cũng như không để lại di chứng cho đến tận sau khi sinh.
Mẹ nên bổ sung nguồn đạm cho cơ thể
Một số thực phẩm giàu protein chất lượng cao mẹ bầu có thể sử dụng như thịt, các thực phẩm động vật và các loại đậu, cá, tôm, trứng, sữa... Mẹ cũng nên ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt cho cơ thể. Đây là cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay đầu tiên các bác sĩ khuyên dùng vì việc bổ sung chất dinh dưỡng luôn là điều quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu, không chỉ có tác dụng hạn chế việc bị phù chân tay mà còn đảm bảo dưỡng chất cho mẹ và bé.
Mẹ nên hạn chế ăn mặn
Điều này được lí giải vì việc ăn mặn làm tăng áp lực lên thận. Khi mẹ bầu bị sưng phù nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, đồng thời chú ý không ăn những thức ăn gây đầy hơi như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây... để đảm bảo không gây đầy hơi, việc đầy hơi khiến máu lưu thông kém sẽ làm tăng hiện tượng phù nề.
Nằm nghiêng về một phía
Cách này sẽ giúp bà bầu có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch. Các chuyên gia lí giải vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải của cơ thể, nên việc nằm nghiêng về phía bên trái sẽ giúp làm giảm áp lực. Bên cạnh đó, khi đi ngủ mẹ bầu có thể đặt gối để kê chân cũng là một cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay và giảm chứng phù chân hiệu quả.
Mẹ bầu cần tránh những điều sau
- Đầu tiên, các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì khi nước tiểu trữ trong bàng quang cũng có thể làm tăng mức độ sưng phù.
- Không nên mang giày, dép quá chật cũng là điều các mẹ bầu nên tránh vì theo các bác sĩ chính những đôi giày, đôi dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chứng chai, sần ngón chân...
- Mẹ bầu cũng không nên sử dụng những đôi giày cao gót khi mang thai vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của mẹ bầu không được cân bằng, xương chậu có thể bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí nếu bạn bị ngã thì còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi. Tốt nhất mẹ bầu nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1- 3 cm. Ở nhà hoặc ngồi trong phòng làm việc mẹ nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra và thay bằng dép mềm đi trong nhà. Đây cũng là cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay dễ dàng và hiệu quả mà mẹ nên áp dụng.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể lúc đó dồn hết xuống chân sẽ làm cho bạn cảm thấy nhức nhối, đau mỏi chân. Việc ngồi quá lâu cũng không được khuyến khích, tốt hơn hết bạn nên dành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông trong giờ làm việc chẳng hạn.
- Mẹ cũng không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, các tư thế này ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân cho bạn.
- Massage cho chân cũng là cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay hiệu quả mẹ có thể áp dụng.
- Trước khi đi ngủ mẹ hãy ngâm đôi chân vào trong nước ấm có pha một chút muối loãng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác thoải mái dễ chịu, mẹ cũng có giấc ngủ sâu hơn.
- Đi bộ thư giãn vào mỗi buổi tối với chồng, điều này sẽ giúp cho quá trình vượt cạn của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Phù chân là hiện tượng hầu như bà bầu nào cũng mắc phải nên việc tránh được nó rất khó, chính vì thế việc biết được những cách giảm cảm giác khó chịu khi bị phù chân tay sẽ giúp mẹ bầu hạn chế độ sưng phù, đồng thời cũng cảm thấy dễ chịu hơn và còn tránh được nguy cơ bị tiền sản giật. HoiBenh hi vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết.