Mắc zona thần kinh bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Zona thần kinh là một vấn đề da liễu mà nhiều người mắc phải, nhất là với những người có sức đề kháng không tốt, hay gặp căng thẳng. Để giảm bớt hiện tượng đau nhức và ngứa rát, người bệnh có thể sử dụng một số phương thuốc ngoài da hữu hiệu
Mắc zona thần kinh bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
. Qua bài viết sau, HoiBenh sẽ cùng các bạn tìm hiểu bị zona thần kinh bôi thuốc gì để khỏi bệnh trong thời gian sớm nhất.
Zona thần kinh là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu zona thần kinh bôi thuốc gì là tốt, chúng ta hãy cùng nghiên cứu xem căn bệnh này rốt cuộc là gì, có nguyên nhân do đâu.
Zona thần kinh là kết quả của sự tái hoạt động virus varicella-zoste – cũng chính là loại virus gây nên bệnh thủy đậu. Sau khi bệnh nhân mắc thủy đậu, virus này vẫn nằm trong cơ thể, cụ thể là dưới hạch thần kinh hoặc trong tủy não nhưng không hoạt động. Nhiều năm sau, loại virus này tự kích hoạt lại và là nguyên nhân chính dẫn tới zona thần kinh.
Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Mặc dù bệnh không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu người mắc bệnh điều trị không đúng cách thì có thể dẫn tới các biến chứng như nhiễm trùng toàn thân hay nhiễm trùng huyết.
Zona thần kinh có biểu hiện như thế nào?
Bệnh sẽ có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng người mắc bệnh. Tuy nhiên, các biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy nhất ở người mắc zona thần kinh là cảm giác ngứa, bỏng, đau nhức dai dẳng hay đau nhói, đau sâu. Khoảng 2-3 ngày sau đó, trên da bệnh nhân sẽ nổi lên các dải ban dài, tấy đỏ và phồng rộng ngay tại vị trí đau nhức. Giai đoạn tiếp theo, các dải ban sẽ tụ mủ và có hiện tượng đóng vảy. Sau khoảng 2-3 tuần, dải ban sẽ tiêu biến, vảy rơi ra và dễ để lại vết sẹo. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu hoặc sưng hạch bạch huyết.
Các vết ban do zona có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể, hay gặp nhất là ở hai bên mạn sườn, mông, bẹn, ngực – bụng, hốc mắt,.. Ban có thể nhanh chóng lây sang các vị trí khác, thậm chí gây nhiễm trùng nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, đặc biệt với zona ở hốc mắt bởi vị trí này nằm ngay trên nhánh mắt dây thần kinh, dễ gây viêm giác mạc, viêm đồng tử, teo gai thị và thậm chí là mù lòa.
Bệnh zona thần kinh hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nơi ở thoáng mát, giải tỏa căng thẳng, không tiếp xúc trực tiếp hay sử dụng chung đồ đạc với bệnh nhân mắc zona.
Tuy nhiên, với những người đã mắc zona thì zona thần kinh bôi thuốc gì lại là vấn đề đáng quan tâm hơn cả.
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu của bệnh zona thần kinh. Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh?
Bị zona thần kinh bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Thực tế đã cho thấy điều trị zona thần kinh không khó và bệnh nhân hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà, song, họ vẫn cần sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bị zona thần kinh, tuyệt đối không nên áp dụng các cách điều trị bệnh dân gian như đắp gạo nếp hay đắp đỗ xanh vì các phương pháp này rất dễ gây nhiễm trùng và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi kèm các loại thuốc khác như giảm đau, hạ sốt, chống viêm,...
Vùng da nhiễm zona thần kinh thường bị tổn thương, lở loét, dễ để lại sẹo. Do đó, trong quá trình điều trị, bên cạnh việc uống thuốc giảm đau thần kinh, người bệnh có thể bôi kem chống ngứa hay lotion calamin để khiến các cơn ngứa dịu lại. Kèm theo đó, một số dung dịch dạng bôi được chỉ định dùng để khắc phục những tổn thương da do zona có thể kể tới castelani, xanhmetilen, eosin 2%.... Nếu vết da thưởng tổn ướt, có hiện tượng tiết dịch nhiều thì bạn nên bôi các chế phẩm dung dịch, ví dụ như jarish, dalibour hoặc các dung dịch kháng sinh khác. Đến khi vết tổn thương da khô hơn một chút thì bạn nên bôi kem acyclovir. Nếu vết ben có bị nhiễm trùng thì bạn nên mua thêm các thuốc mỡ bôi kháng sinh foban hay bactroban.
Qua bài viết vừa rồi, HoiBenh đã cùng bạn tìm hiểu xem zona thần kinh bôi thuốc gì nhanh khỏi. Bên cạnh đó, bệnh nhân zona thần kinh cũng nên chú ý đến cách vệ sinh thân thể, đặc biệt là các chỗ lở loét để đảm bảo vết thương sạch trùng. Cùng với đó, bệnh nhân cũng nên đi tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn lộ trình điều trị bệnh phù hợp nhất!