Mắc quai bị thì nên ăn gì, kiêng gì?
Người mắc bệnh quai bị cần phải có một chế độ ăn thật khoa học nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể mau lành bệnh và tránh được những biến chứng. Vậy chế độ ăn cho người mắc quai bị như thế nào? Thông tin dưới đây của HoiBenh sẽ giúp những người bị quai bị có chế độ ăn uống phù hợp và nhanh khỏi bệnh.
Mắc quai bị thì nên ăn gì, kiêng gì?
Người mắc bệnh quai bị cần phải có một chế độ ăn thật khoa học nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể mau lành bệnh và tránh được những biến chứng. Vậy chế độ ăn cho người mắc quai bị như thế nào? Thông tin dưới đây của HoiBenh sẽ giúp những người bị quai bị có chế độ ăn uống phù hợp và nhanh khỏi bệnh.
1. Bệnh quai bị là gì?
Dân gian thường gọi bệnh quai bị là bệnh má chàm bàm. Thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua. Đặc trưng của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt, đôi khi đi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.
Bệnh quai bị dễ dàng truyền nhiễm từ người này sang người khác, thông qua đường hô hấp: nước bọt, ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân.
Bệnh có nguy cơ lây lan cao, trở thành dịch bệnh xảy ra khắp nơi, đặc biệt ở những nơi tập thể đông đúc như: trường học, nhà trẻ, khu vui chơi... Hơn nữa vào mùa Đông và mùa Xuân bệnh quai bị càng phát tán do nhiệt độ bị hạ thấp nên mầm bệnh dễ phát tán.
2. Mắc quai bị thì nên ăn gì?
Khi bị quai bị chế độ ăn uống rất là quan trọng đối với người bệnh. Dưới đây sẽ là những thức ăn cần ăn cho người bệnh quai bị.
Món ăn từ rau xanh
Trong khi mắc bệnh, dường như hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm nặng nề và dĩ nhiên hệ tiêu hóa cũng có vấn đề. Vì thế lúc này người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trong rau xanh có chứa loại Vitamin A rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Món ăn được chế biến từ đậu
Trong thành phần của đậu có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp tăng cường sức đề kháng.
Nhiều người dùng đậu xanh hầm nhừ rồi ăn với đường hoặc hầm đậu xanh với ray cải, ăn nhiều lần trong ngày.
Những món ăn lỏng
Trong thời gian bị bệnh quai bị, vùng má bị sưng khi ăn thức ăn cứng sẽ gây đau. Chính vì vậy khi mắc bệnh nên ăn thức ăn lỏng để không bị đau. Những món ăn lỏng phù hợp cho người bệnh như: cháo, súp, canh,...
Uống nhiều nước
Trong thời gian mắc bệnh quai bị bệnh nhân sẽ bị sốt, chính vì vậy người bệnh nên uống nhiều nước để giải nhiệt.
Ngoài nước lọc ra thì người bệnh nên uống thêm nước chanh, cam. Mặc dù chanh và cam cũng có độ chua nhưng bù lại hàm lượng Vitamin C trong đó cực kỳ cao có thể giúp tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh lại.
Bổ sung nhiều hoa quả
Thời gian mắc bệnh quai bị, bệnh nhân nên ăn hoa quả để bổ sung Vitamin và tăng cường sức đề kháng. Các loại hoa quả có tính mát như đu đủ, các loại dưa,... Nhưng đặc biệt bệnh nhân KHÔNG ăn những loại hoa quả có vị chua như cóc, me, xoài chua,... vì hàm lượng axit có trong đó sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
3. Bị quai bị nên kiêng những gì?
Thực phẩm nóng, cay và tanh
Những thực phẩm nóng nhiều dầu mỡ và những thực phẩm cay trong lúc người mắc bệnh quai bị sẽ khó tiêu hóa, khó hấp thụ và có thể dẫn đến sưng to hơn. Những đồ ăn có tính chất dầu mỡ khiến bệnh nhân ngán và khó hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thịt gà
Ai cũng công nhận thịt gà là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh nhân quai bị không nên ăn những thức ăn có tính cứng, vì thế trong lúc mắc bệnh quai bị không nên ăn thịt gà.
Các thực phẩm chua
Các loại thực phẩm chua khiến kích thích tuyến nước bọt làm phân tiết dẫn đến làm quai bị sưng to lên và có thể gây ra những biến chứng.
Những thức ăn có thành phần nếp
Những loại thức ăn có thành phần nếp như: bánh chưng, bánh tét, chè, xôi,... bệnh nhân quai bị nhất định phải nói không. Vì chính nếp sẽ làm cho vùng hàm sưng to hơn, gây đau nhiều hơn.
Kiêng tắm nước lạnh
Người mắc bệnh quai bị chỉ nên tắm nước ấm, không được ngâm mình quá lâu trong nước. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng chính là một trong những cách đẩy lùi bệnh.
Kiêng ra gió
Sẽ làm cho vùng quai bị sưng to hơn và tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường không khí lây lan cho người khác.
Trường hợp bị viêm tinh hoàn nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau, giảm căng. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau chống viêm hoặc rạch giải ép túi tinh nhằm giải phóng tinh hoàn khỏi chèn ép và ngăn ngừa teo tinh hoàn thứ phát sau đó.