Mắc bệnh nang thận có phải mổ không?

Thận có vai trò lọc và đào thải chất độc trong cơ thể qua đường tiểu và duy trì sự thăng bằng điện giải. Nang thận là bệnh lý liên quan đến thận do trong quá trình bài tiết nước tiểu một hay nhiều đơn vị thận bị tắc nghẽn khiến nước tiểu bị ứ đọng và hình thành một túi chứa nước đó chính là nang thận. Vậy bệnh nang thận có phải mổ không?

Mắc bệnh nang thận có phải mổ không? Mắc bệnh nang thận có phải mổ không?

Bệnh nang thận có nguy hiểm?

Không ít người mắc bệnh nang thận nhưng mức độ ảnh hưởng sức khỏe hay mức độ nguy hiểm không giống nhau và tùy thuộc vào kích thước, số lượng nang hay loại nang thận mắc phải ở từng người.

Tỷ lệ người bị nang thận đơn thường khá phổ biến, tuy nhiên bệnh thường ít nguy hiểm và không gây biến chứng cho người bệnh. Trừ trường hợp nang quá to, chèn ép, gây nhiễm trùng, chảy máu thì cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân bị nhiều nang thận do sự tắc nghẽn của nhiều đơn vị thận nên hình thành nhiều nang thận thì cần theo dõi chặt chẽ kích thước phát triển từng u nang để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trường hợp thận đa nang một rối loạn di truyền gây ra nhiều u nang trong thận do bố hoặc mẹ bị nang thận thì nguy cơ con mắc phải lên tới 50%. Với bệnh thận đa nang cần theo dõi định kỳ 6 tháng một lần để có phương pháp điều trị sớm khi bệnh chuyển biến nặng.

vicare.vn-mac-benh-nang-co-phai-mo-khong-body-1

Bệnh nang thận có phải mổ không?

Bệnh nang thận thường ít có biểu hiện triệu chứng và đa phần khá lành tính. Nang thận được phát hiện thường qua siêu âm và kích thước nang có thể dao động khoảng 1cm cho tới hàng chục cm. Trường hợp nang thận đơn thường ít có biến chứng và tiến triển chậm. Chỉ khoảng dưới 3% có thể có biến chứng như vỡ nang, nang chảy máu, nhiễm khuẩn, sỏi thận...

Vậy bệnh nang thận có phải mổ không? Với trường hợp nang thận đơn, kích thước nhỏ, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện viêm nhiễm, nước tiểu bình thường, không đau đớn. Thì chưa cần can thiệp điều trị, người bệnh nên kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, chế độ ăn uống khoa học điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, uống khoảng 2 lít nước/ngày kể cả khi không khát để tránh bệnh chuyển biến nặng.

Trong trường hợp nang thận gây đau nhức, đi tiểu có kèm theo máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, biểu hiện sốt do nhiễm trùng...thì cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp này bác sĩ cần phải xem xét nhiều yếu tố để có chỉ định mổ hay không.

  • Nang xuất hiện một hay cả hai bên thận
  • Mức độ cản trở bài tiết nước tiểu của nang thận
  • Nguy cơ ác tính, mức độ nguy hiểm của tình trạng chảy máu hay nhiễm trùng

Trường hợp nang thận gây tắc nghẽn, tình trạng chảy máu, nhiễm trùng và nguy cơ ác tính cao thì bác sĩ sẽ xem xét tiến hành mổ.

Phương pháp can thiệp điều trị bệnh nang thận

vicare.vn-mac-benh-nang-co-phai-mo-khong-body-2

Bệnh nang thận trong trường hợp nhiễm trùng, nguy cơ vỡ nang do chèn ép, chảy máu, người bệnh đau đơn thì bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm và tiến hành can thiệp điều trị.

Bệnh nang thận có phải mổ không? Mổ có phức tạp, nguy hiểm và khả năng phục hồi sức khỏe sau mổ là những vấn đề khiến người bệnh lo lắng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, tiến hành mổ nội soi để cắt chóp nang là phương pháp được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả cao. Đây là phương pháp khá an toàn và khắc phục được nhược điểm của các phương pháp mổ hở hay chọc hút nang thận làm xơ hóa nang trước đó. Áp dụng phương pháp này mức độ an toàn cao, không mất nhiều thời gian, không để lại sẹo, bệnh nhân phục hồi sau mổ nhanh.

Xem thêm:

  • Muốn giải độc thận đọc ngay bài viết này
  • Bệnh thận IgA có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
  • Dấu hiệu và cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới