Lý giải tại sao bé thường khóc vào nửa đêm
Bé thường khóc vào nửa đêm là hiện tượng thường gặp và xảy ra khá phổ biến ở trẻ. Có những bố mẹ hay nghĩ rằng đây là tình trạng bình thường và không quan tâm đến, vì khi trẻ khóc không hẳn là do đói bụng, quá nóng hoặc lạnh mà nó còn có thể ẩn chứa những căn bệnh nguy hiểm khác. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Lý giải tại sao bé thường khóc vào nửa đêm
Nguyên nhân khiến bé thường khóc vào nửa đêm
Bé thường khóc vào nửa đêm không những ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của bé mà nó còn ảnh hưởng đến giấc ngủ các thành viên trong gia đình. Chính vì thế hiện tượng này ở bé khiến nhiều bậc cha mẹ mất ăn, mất ngủ và lo lắng khi đêm nào bé cũng quấy khóc 4 đến 5 lần.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do bé mắc các bệnh liên quan tới hệ thn kinh, hoặc bé hay khóc đêm cũng có thể do một số nguyên nhân sau:
- Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng nên chướng hoặc đau bụng
- Trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa
- Trẻ đói hoặc khát
- Thân nhiệt của bé quá nóng hoặc quá lạnh
- Trẻ khóc cũng có thể do thời tiết thay đổi, hoặc do phòng ẩm thấp.
Phải làm gì khi bé thường khóc vào nửa đêm
Khi bé thường khóc vào nửa đêm, thì các bậc cha mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân mà trẻ quấy khóc. Nếu như bé quấy khóc do các nguyên nhân như: đói, đau bụng, thời tiết thay đổi, thân nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh... thì không nên quá lo lắng. Chỉ cần cố gắng khắc phục thì hiện tượng này sẽ biến mất và bé lại ngủ ngon bình thường.
Ngược lại nếu như bé quấy khóc không phải do các hiện tượng trên thì phải để ý xem: khi ngủ trẻ có ngáy không, có bị co giật hay không, có bị mộng du hoặc hoảng sợ khi khóc hay không.... Từ những tình trạng đó thì mới đánh giá được tình trạng quấy khóc của bé. Cũng có thể bé quấy khóc do thiếu các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm hoặc magie. Nếu như cần thiết thì có thể đưa bé tới khám ở cơ sở y tế uy tín gần đó, để các bác sĩ cho lời khuyên và lộ trình điều trị cho bé phù hợp.
Những lưu ý mà bố mẹ cần quan tâm
Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh luôn luôn giật mình trong khi ngủ, hoặc bé ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn... cũng sẽ dẫn tới nguy cơ não và cơ thể của trẻ sẽ phát triển chậm, cân nặng khó lên.
Để tránh bé mắc phải những hiện tượng này, khi trẻ thường khóc vào nửa đêm cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không vỗ lưng ngay cho trẻ khi trẻ bị giật mình trong khi ngủ mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé bật khóc to hoặc cử động mạnh thì khi đó các bậc cha mẹ mới nên dỗ dành bé hoặc cho bé bú.
- Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có khả năng bị cảm lạnh.
- Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.
- Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc thiếu nhi để tinh thần của bé vui tơi và phấn chấn hơn.
- Khi bé thiu thiu ngủ thì nên đặt nhẹ bé xuống giường hoặc nôi. Nên để một lúc rồi từ từ thả tay ra để bé không bị giật mình, tuyệt đối không nên cho bé ngủ luôn trên tay mẹ
Nên làm gì để bé ngủ ngon cả đêm?
Để có thể cho con một giấc ngủ sâu và không bị giật mình vào ban đêm là mong muốn của rất nhiều bố mẹ, vì giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì vậy, bạn có thể tham khảo ngay những bí quyết để bé không còn quấy khóc vào ban đêm:
- Nên tạo không gian ngủ sạch sẽ và thông thoáng, tránh tiếng ồn. Phòng ngủ không nên quá nóng hoặc quá lạnh, tùy vào thời tiết mà mẹ có thể mặc đủ ấm hay mặc thoáng mát cho trẻ.
- Không để trẻ ăn quá no khi ngủ, sẽ gây ra tình trạng tức bụng gây khó chịu
- Chỗ ngủ của bé nên êm ái, và chọn gối ngủ dành riêng ho trẻ
- Nếu là trẻ sơ sinh, mẹ nên để ý đến việc đại-tiểu tiện của con. Việc này sẽ gây ra lớp tã ẩm thấp, khiến trẻ ngứa ngáy gây quấy khóc khi giật mình.
- Mẹ có thể rèn ngủ cho bé bằng những bài hát, hay giai điệu nhẹ nhàng và du dương cũng giúp bé chìm vào giấc ngủ sâu.
- Vào ban ngày, không nên để trẻ ngủ quá nhiều, đây là thói quen ru ngủ do bố mẹ tập cho trẻ từ khi mới sinh ra. Nên bạn cần lưu ý, có thể dỗ trẻ ngủ trước giờ khoảng 15-20 phút.