Lý do và cách xử lý hiện tượng trẻ khó ngủ, hay giật mình
Tất cả những vẫn đề nhỏ của trẻ trong thời kì sơ sinh đều khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Ngay cả chuyện trẻ khó ngủ và hay giật mình. Vậy nguyên nhân của hiện tượng khó ngủ này là gì và cách giải quyết như thế nào?
Lý do và cách xử lý hiện tượng trẻ khó ngủ, hay giật mình
Tất cả những vẫn đề nhỏ của trẻ trong thời kì sơ sinh đều khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Ngay cả chuyện trẻ khó ngủ và hay giật mình cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm sau khi sinh của mẹ trầm trọng hơn.
Vậy nguyên nhân của hiện tượng khó ngủ này là gì và cách giải quyết như thế nào, HoiBenh thông qua bài viết này sẽ cho bạn một vài gợi ý.
Nguyên nhân trẻ khó ngủ và hay giật mình
Những yếu tố dẫn đến hiện tượng trẻ khó ngủ và hay giật mình.
Phần lớn các trẻ đều giật mình bởi tiếng nói to hay bị người lớn trêu chọc. Cũng có những bé giật mình chẳng vì lý do gì cả.
Khi bước ra thế giới bên ngoài bụng mẹ , bất cứ điều gì cũng khiến bé lạ lẫm, đôi khi bé giật mình chỉ vì một cái khăn sữa, một cái lá hay một con thú bông, hiện tượng này sẽ hết khi bé lớn lên và làm quen nhiều hơn với những điều mới lạ.
Hiện tượng bé khó ngủ có thể do chệnh lệch giờ giấc giữa trong bụng mẹ và bên ngoài bụng mẹ. Khi còn ở trong bụng mẹ bé thường ngủ ngày nhiều hơn và thích đùa giỡn với mẹ hơn là ngủ.
Trẻ khó ngủ và hay giật mình có thể do bé bất an khi không cò mẹ hay mùi hương của mẹ bên cạnh. Ngủ ở chỗ lạ hay đi xa cũng khiến trẻ khó ngủ và giật mình nhiều hơn là ngủ và chơi đùa tại nhà, nơi không gian quen thuộc của bé.
Cách mẹo để giảm bớt hiện tượng khó ngủ và hay giật mình ở trẻ
Hãy đặt bé vào nôi hay giường của bé ngay từ khi bé còn tỉnh táo: Nhiều mẹ có thói quen bế bé trên tay đu đưa hay tạo ra những rung động đều đặn để bé ngủ nên khi đặt bé xuống giường bé sẽ tỉnh dậy và giật mình do cảm thấy lạ lẫm và không an toàn.
Để trẻ khó ngủ và hay giật mình có thể có một giấc ngủ ngon bạn chỉ nên bế bé một chút để cho bé bú trước khi bé ngủ, rồi đặt luôn bé xuống giường trong tình trạng lim dim. Hạn chế tạo ra những rung động khi bế bé, hoặc bạn có thể sử dụng rung động như xoay võng hay rung nôi để khi đặt bé bé vẫn cảm thấy quen thuộc.
Khi bé đã nằm ngoan trên giường bạn nên giữ tay trẻ và vỗ trẻ nhẹ nhàng để lúc bạn dời khỏi trẻ không bị giật mình mất giấc.
Vận động và chơi với bé: Trẻ khó ngủ và hay giật mình chính là do trẻ vẫn còn xa lạ với không gian xung quanh. Việc vận động và chơi với bé sẽ giúp bé làm quen với những điều mới lạ. Bạn không nên để trẻ ngủ cả ngày mà hãy thức bé dậy, bế bé dạo xung quanh hay đọc truyện và xem các chương trình thiếu nhi trong khoảng thời gian ngắn.
Khi bé tiếp nhận thông tin hình ảnh, não bé cũng sẽ tiến hành phân tích và ghi nhớ, vì vậy não trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi vào buổi tối. Một giấc ngủ sâu sẽ khiến cho trẻ nhanh lớn hơn, cao hơn và không bị giật mình khi có tiếng động lạ.
Quấn khăn cho trẻ: Trẻ khó ngủ và bị giật mình nên và cần được quấn khăn trước khi bước vào giấc ngủ buổi tối hay buổi trưa. Chiếc khăn này chính là thứ mà trẻ mặc định là sẽ an toàn khi ở bên trong nó.
Một loại đồ chơi hay một chiếc gối quen thuộc nên được đặt cạnh trẻ từ khi trẻ còn nhỏ để trẻ có thể cảm thấy an toàn mỗi khi nhìn thấy, cảm giác giật mình cũng vì thế mà giảm xuống.
Mẹ bé cũng nên hạn chế cho trẻ ngủ ở những nơi lạ không có hương thơm của mẹ mà nên cho bé ngủ trong nôi hay trên giường của mình.
Có nhiều người quan niệm rằng trẻ khó ngủ và hay giật mình là do trẻ bị thiếu canxi nhưng trên thực tế đây không phải là lý do chính dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên trong thời gian chơi với trẻ ban ngày, bạn cũng nên cùng trẻ phơi nắng để hấp thụ lượng Vitamin D tự nhiên, tốt cho hệ xương cũng như quá trình tổng hợp Canxi trong cơ thể.