Lý do gây ra táo bón ở trẻ và cách chữa trị an toàn, hiệu quả

Hiện nay, tình trạng táo bón ở trẻ ngày càng gia tăng về mức độ và thời gian kéo dài. Điều này khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng vì táo bón không chỉ gây khó chịu, đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ sau này.

Lý do gây ra táo bón ở trẻ và cách chữa trị an toàn, hiệu quả Lý do gây ra táo bón ở trẻ và cách chữa trị an toàn, hiệu quả

Táo bón ở trẻ rất phổ biến

Táo bón ở trẻ xảy ra ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có đến 25% trẻ bị táo bón khởi phát trong năm đầu đời. Trong khi trẻ có độ tuổi từ 2 – 4 là nhóm đối tượng bị táo bón mạn tính hay gặp nhất.

Đa số khi trẻ bị táo bón đều có biểu hiện đỏ mặt do phải gắng sức rặn hoặc nhờ biện pháp hỗ trợ mới có thể đại tiện bình thường được. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ gặp phải hiện tượng táo bón, đặc biệt khi trẻ trong giai đoạn tập ngồi bô hoặc mới bắt đầu được gửi đến nhà trẻ, ăn dặm, ...

vicare.vn-ly-do-gay-ra-tao-bon-o-tre-va-cach-chua-tri-toan-hieu-qua-body-1
Trẻ rất khó chịu khi gặp phải tình trạng táo bón

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ

Đa số các yếu tố hình thành nên chứng táo bón ở trẻ đều ít liên quan đến bệnh lý thể chất. Chúng thường xuất phát từ một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng:
  • Thay đổi sinh hoạt thường ngày: tâm lý của trẻ dễ bị kích động bởi những điều chỉnh trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn một chuyến đi chơi xa, giờ giấc ăn uống thay đổi dịp ngày lễ, tết, chuyển nhà, đổi trường hoặc đổi sữa công thức cũng có thể ảnh hưởng tới việc đại tiện của bé, tăng nguy cơ táo bón ở trẻ.
  • Nhịn tiểu: khi trẻ đến một môi trường mới, không quen với nhà vệ sinh công cộng, tâm lý e dè và thường cố nín nhịn việc đi vệ sinh. Hoặc cũng có thể do trẻ đang mải chơi nên cố nín đi ngoài, co chặt các cơ quanh hậu môn, bỏ qua cơn mót đại tiện. Điều này dẫn đến phân bị tích tụ và ứ đọng trong đại tràng, phân trở nên khô cứng, khó đào thải ra ngoài.
  • Sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: khi trẻ đang phải điều trị bệnh và uống thuốc có thành phần dẫn đến táo bón như thuốc ho, chống co giật, kháng histamin chống dị ứng, ...
  • Trẻ lười vận động: đối với những trẻ thừa cân hoặc bố mẹ cho dùng các thiết bị điện tử, xem ti vi, chơi game quá sớm sẽ có khả năng bị táo bón nhiều hơn những trẻ năng động, siêng chạy nhảy, vui chơi cùng bạn bè. Những đứa trẻ này xem việc ngồi ì một chỗ để giải trí trên máy tính, điện thoại thì hấp dẫn hơn việc khám phá ngoài trời, vận động cơ thể. Chính điều này khiến cơ hoành và cơ sàn chậu gần hậu môn suy yếu, dễ bị táo bón.

Hoặc nếu mẹ đang cho bé bú bị táo bón thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải táo bón.

Táo bón ở trẻ có nguy hại gì không?

  • Táo bón ở trẻ làm đường ruột và hệ tiêu hóa ít nhiều bị tổn thương (các chức năng của cơ quan này vẫn chưa thực sự hoàn thiện khi trẻ còn nhỏ), từ đó dễ dẫn đến các bệnh về đại tràng, hấp thu kém, rối loạn chức năng vận chuyển ruột, ... Trẻ không phát triển cân bằng về thể chất và trí tuệ: táo bón khiến trẻ lười ăn, bỏ bữa, cơ thể không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin có trong thức ăn. Trẻ bị chướng bụng, đầy bụng nên hay khóc, cáu gắt, tâm lý thất thường. Trẻ có nguy cơ còi cọc, suy dinh dưỡng, hay bị bệnh do sức khỏe kém.
  • Trẻ dễ bị nứt hậu môn do táo bón kéo dài. Khi bị táo bón, trẻ sợ phải đi đại tiện nên sẽ nín. Lâu dần phân bị ứ lại trong đại tràng thành khối to và cứng hơn. Khi trẻ đi tiêu sẽ khiến các kẽ hậu môn bị nứt, gây đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi có kèm theo máu trong phân. Ngoài ra, các độc tố trong phân không được đào thải ra ngoài dễ xâm nhập trở lại cơ thể qua đường ruột, khiến thành mạch niêm mạc dễ bị nhiễm độc.
vicare.vn-ly-do-gay-ra-tao-bon-o-tre-va-cach-chua-tri-toan-hieu-qua-body-2
Táo bón ở trẻ cần can thiệp sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Cách xử lý táo bón ở trẻ bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay giúp điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả. Chúng vừa có đặc tính hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, vừa dễ thực hiện lại an toàn, ít tác dụng phụ mà cha mẹ có thể áp dụng.

Mật ong chưng cùng cà rốt

Lấy 50g cà rốt đã rửa sạch, xay nhỏ, sau đó cho thêm 25ml mật ong dùng cho trẻ nhỏ vào. Trộn đều hỗn hợp cùng 150ml nước, mang đi nấu nhỏ lửa. Bố mẹ nên cho bé ăn ngày hai lần để tình trạng táo bón nhanh chóng được cải thiện.

Nước ép cam cùng mật ong

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: 2 quả cam tươi, 30ml mật ong cùng với một ít vỏ cam thái nhuyễn.

Cách thực hiện: cắt cam thành dạng hạt lựu lớn. Bỏ tất cả nguyên liệu mật ong, cam cắt hạt lựu, nước cam vào bình cùng với đá lắc đều tay. Sau đó đổ nước ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, 1 miếng cam thái lát và cho trẻ dùng.

Sự kết hợp cà rốt, cam với mật ong đều rất tốt cho trẻ bởi mật ong có tác dụng giúp phân mềm hơn, một chất bôi trơn thúc đẩy ruột đẩy phân ra ngoài. Nếu trẻ sơ sinh thì có thể bôi mật ong ở phía trong hậu môn, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

Bài thuốc dùng rau dền gai

Dùng khoảng 250 gr rau dền, rửa thật sạch sau đó đem luộc cùng với nước sôi. Để trẻ ăn ngon miệng, mẹ nên trộn cùng dầu vừng rồi cho trẻ ăn cùng cơm. Rau dền không chỉ là rau dùng trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc quý chữa táo bón nhờ tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, ...

Bài thuốc giải nhiệt

Huyền sâm, mạch môn, sinh địa mỗi loại 12g đem sắc lấy nước cho trẻ uống hàng ngày sẽ giúp trẻ không còn bị hành hạ bởi chứng táo bón nữa. Đây là những vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh, thanh tâm và tả nhiệt.

Đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm có thể cho trẻ ăn thêm bột sắn, khoai lang nghiền (hoặc khoai luộc kỹ lấy nước, hòa cùng đường phèn để uống), vừng đen (nấu thành cao lỏng hòa cùng mật ong ăn hàng ngày), ... để tình trạng táo bón nhanh hết. Bố mẹ cần trao đổi trước với chuyên gia để có cách trị liệu tốt nhất. Không tùy tiện sử dụng các loại lá cây, bài thuốc chưa rõ nguồn gốc.

Cách phòng tránh táo bón ở trẻ

vicare.vn-ly-do-gay-ra-tao-bon-o-tre-va-cach-chua-tri-toan-hieu-qua-body-3

Chăm sóc trẻ đúng cách bằng chế độ ăn uống khoa học

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì cần chú ý chế độ ăn uống của mình để không ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Khi trẻ đã ăn dặm trở lên thì phụ huynh cần cân đối về ăn uống. Hãy đảm bảo cơ thể của trẻ được cung cấp đủ nước. Trẻ rất lười uống nước nên cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ và cho trẻ uống nước đều đặn. Có thể thay nước lọc bằng sữa tươi, nước ép củ quả, trái cây, nước canh, cháo, súp, ...

Trong bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cần thiết cho trẻ phát triển. Đừng quên tập cho trẻ ăn rau xanh có nhiều chất xơ, các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, thanh long, đu đủ. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn khó tiêu như đồ cay nóng, chiên nhiều dầu mỡ.

Khuyến khích trẻ đi vệ sinh

Bố mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Không ép trẻ nếu bé không hứng thú, nên chờ đến khi con sẵn sàng. Nên chuẩn bị trước cho trẻ bô hoặc bồn cầu phù hợp để trẻ cảm thấy thoải mái và đi đại tiện dễ dàng. Hãy khen ngợi sự cố gắng của trẻ đúng lúc để khuyến khích trẻ hơn.

Cho trẻ vận động và khám phá thế giới bên ngoài

Nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện sức khỏe ngoài trời. Cha mẹ nên dành thời gian rảnh rỗi để cùng trẻ vận động: đi bơi, đạp xe hoặc đi bộ cùng nhau. Điều này không chỉ giúp gắn kết gia đình mà còn giúp gia tăng quá trình trao đổi chất, các cơ xương khớp được hoạt động. Trẻ năng chạy nhảy, vui chơi sẽ linh hoạt, khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn.

Xem thêm:

  • Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • 6 cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả và đơn giản mẹ nên biết