Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
Khi trẻ bị tự kỷ, cuộc sống của trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bản thân gia đình cũng sẽ vất vả hơn. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ không thể không nhắc tới cha mẹ. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem, thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ như thế nào qua những thông tin trong bài viết này.
Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
Khi trẻ bị tự kỷ, cuộc sống của trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bản thân gia đình cũng sẽ vất vả hơn. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ không thể không nhắc tới cha mẹ. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem, thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ như thế nào qua những thông tin dưới đây.
Trẻ tự kỷ có thể do mẹ
Theo các chuyên gia tâm lý, có sự gắn bó rất mật thiết giữa mẹ và con mà không khoa học nào có thể phủ nhận được. Sự gắn bó mật thiết này được hình thành từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi trẻ chào đời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen sinh hoạt và tâm lý của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tinh thần của con sau này, đặc biệt có thể dễ dẫn đến trẻ tự kỷ.
Khi mẹ hạnh phúc, vui vẻ và có tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ thì con sinh ra cũng khỏe mạnh và lanh lẹ. Ngược lại, nếu mẹ tiêu cực hay tính cách thất thường thì con sinh ra sẽ có biểu hiện tự kỷ. Những trẻ tự kỷ này thường có sự rối loạn hành vi cao gấp đôi so với bình thường nếu như mẹ có sự rối loạn về tâm lý từ tuần 32 – tuần 40 trong thai kỳ. Nếu tâm lý của mẹ bị rối loạn nhiều hơn ở những tháng cuối của thai kỳ thì sẽ càng khiến thời gian trẻ gặp vấn đề tự kỷ tăng lên 2 – 4 năm.
Như vậy, thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ là hoàn toàn có cơ sở. Bởi vậy, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ nhất có thể và người cha càng phải đóng một vai trò quan trọng giúp người mẹ được thư thái trong những ngày mang bầu.
Thói quen của cha khiến trẻ tự kỷ bẩm sinh
Thông qua việc xem xét hiệu ứng môi trường biểu sinh làm thay đổi hoạt động của các gen ở nam giới, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa tuổi tác, phong cách sống của các ông bố và các vấn đề về cả tinh thần lẫn thể chất của trẻ.
Những đứa trẻ được thụ thai bởi những ông bố đã lớn tuổi thường có tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt, tự kỷ và dị tật cao hơn so với những đứa trẻ khác. Nếu các ông bố bị béo phì thì trẻ cũng dễ bị béo phì, gặp vấn đề về chuyển hóa, tiểu đường, tăng cân, nguy cơ bị ung thư não. Nếu các ông bố bị ảnh hưởng bởi stress thường xuyên thì những đứa trẻ cũng dễ có vấn đề về tâm lý, phổ biến nhất là chứng rối loạn hành vi.
Nhà khoa học người Mỹ Joanna Kitlinska, làm việc tại Trung tâm Y tế thuộc đại học Georgetown chỉ ra rằng: môi trường dinh dưỡng, nội tiết và tâm lý của mẹ làm ảnh hưởng tới cấu trức cơ quan, phản ứng tế bào và gen của con nhưng tuổi tác và lối sống của người cha lại được phản ánh trong phân tử kiểm soát chức năng của gen. Do đó, người cha sẽ còn ảnh hưởng đến cả các thế hệ trong tương lai.
Ngoài ra, các thói quen về lối sống của người cha như: ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi về mặt tâm lý của trẻ, trong đó có chứng tự kỷ.Khi trẻ tự kỷ cần phải làm gì?
- Cha mẹ đừng chờ đến khi có chẩn đoán chính thức từ bác sĩ: Chỉ cần trẻ có dấu hiệu gì đó không bình thường trong quá trình phát triển của mình, cha mẹ phải hết sức lưu ý và đưa con đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân, phương pháp điều trị phù hợp.
- Trở thành điểm tựa an toàn cho con: Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý và trang bị cho mình những kiến thức chắc chắn về bệnh tự kỷ. Đồng thời cũng tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, an toàn khi đang ở nhà.
- Học cách giao tiếp không lời: Hãy học cách giao tiếp với con không thông qua ngôn ngữ nói mà thông qua ký hiệu để con được thấy là có người luôn ở bên động viên.
- Lập kế hoạch điều trị kịp thời: Đừng để đến khi tình trạng của trẻ vượt quá mức thì mới lên kế hoạch điều trị mà ngay lập tức phải tìm bác sĩ để tìm phương án điều trị tốt nhất cho con.
Quan trọng nhất là bố mẹ hãy thay đổi những thói quen dù là nhỏ nhất để giúp con trở nên khỏe mạnh. Cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong mọi ngưỡng phát triển của cuộc đời.