Lưu ý khi dùng thuốc PPI giảm tiết acid trong dịch vị dạ dày

Dịch vị dạ dày rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi dịch vị này tiết ra quá nhiều lại là một nguy cơ gây ra các bệnh lý dạ dày vô cùng khó chịu, do đó cần phải sử dụng thuốc để điều trị hỗ trợ. Các loại thuốc làm giảm acid trong dịch vị dạ dày PPI được sử dụng rất phổ biến.

Lưu ý khi dùng thuốc PPI giảm tiết acid trong dịch vị dạ dày Lưu ý khi dùng thuốc PPI giảm tiết acid trong dịch vị dạ dày

Dịch vị dạ dày rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi dịch vị này tiết ra quá nhiều lại là một nguy cơ gây ra các bệnh lý dạ dày vô cùng khó chịu, do đó cần phải sử dụng thuốc để điều trị hỗ trợ. Các loại thuốc làm giảm acid trong dịch vị dạ dày PPI được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả mong muốn.

Thuốc PPI giảm tiết acid trong dịch vị dạ dày là gì?

Thuốc PPI hay còn gọi là thuốc ức chế bơm proton, là một trong những thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng. PPI có hiệu quả cao trong việc làm giảm triệu chứng gây ra do tăng tiết acid dịch vị dạ dày và được dung nạp khá tốt.

Việc điều trị các triệu chứng liên quan đến tăng tiết acid dịch vị dạ dày đã bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại với việc sử dụng bột san hô (calci carbonat) để làm giảm chứng khó tiêu. Trong những năm 1970 và 1980, các thuốc đối kháng thụ thể H2 (như cimetidin, ranitidine) đã ra đời, tiếp đó là các thuốc ức chế bơm proton (PPI) có hiệu quả cao hơn trong giảm tiết acid dịch vị dạ dày. Hiện nay, PPI đã thay thế phần lớn các thuốc đối kháng thụ thể H2 trong lâm sàng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân. Lợi ích này chính là nguyên nhân khiến PPI được dùng rộng rãi hơn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu so với các nhóm thuốc khác trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid dịch vị dạ dày.

vicare.vn-luu-y-khi-dung-thuoc-ppi-giam-tiet-acid-trong-dich-vi-da-day-body-1

Loại thuốc PPI được dùng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có 5 hoạt chất thuộc nhóm thuốc PPI được sử dụng trên thị trường, đó là:

Omeprazole: tác dụng ức chế có hồi phục sự bài tiết axit của dịch vị dạ dày do ức chế hệ enzym H+/K+-ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền dạ dày. Omeprazole cho tác dụng điều trị tối đa sau khi dùng thuốc 4 ngày. Tỷ lệ lành các vết loét tại dạ dày đạt được từ 70-80% và có thể tăng lên 85% nếu sử dụng thuốc liên tục trong 4 tuần. Tuy nhiên, các vết loét dạ dày tá tràng có thể tái phát trở lại nếu chỉ dùng liều thuốc đơn độc (thuốc chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân gây loét).

Lansoprazole: thuốc ức chế bơm proton giúp giảm tiết acid dịch vị dạ dày, làm lành vết loét đến 89 – 92% sau 8 tuần sử dụng liên tục, có khả năng diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori từ 21 – 43% do đó Lansoprazole có mặt trong phác đồ điều trị HP. Bên cạnh đó, tỉ lệ lành vết loét và liền sẹo ở hành tá tràng rất cao, lên đến 96% khi sử dụng Lansoprazole.

Pantoprazole: có khả năng hấp thu tốt, làm liền sẹo nhanh và gần như khỏi hẳn (99%), giảm đau do loét khá tốt lên đến 89% và có ít tác dụng phụ (ít tác dụng phụ liên quan đến enzym chuyển hóa ở gan).

Rabeprazole: tác dụng điều trị mạnh hơn Omeprazole từ 2 - 20 lần. Ngay lần đầu tiên uống vào cơ thể, thuốc nhanh chóng kiểm soát việc tiết axit dịch vị dạ dày với tỉ lệ ức chế tiết axit lên đến 88%.

Esomeprazole: đây là một hoạt chất được nghiên cứu phát triển từ công thức của Omeprazole, đây là đồng phân quang học S với Omeprazole, Esomeprazole không bị chuyển hóa bởi men cytochrom P450 trong gan, do đó cho tác dụng kéo dài hơn.

vicare.vn-luu-y-khi-dung-thuoc-ppi-giam-tiet-acid-trong-dich-vi-da-day-body-2

Sử dụng thuốc PPI cần lưu ý điều gì?

Trong giai đoạn đầu dùng thuốc

Tất cả các PPI đều có thể gây đau đầu và các biến cố bất lợi trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Các tác dụng phụ bất lợi trên tiêu hóa đôi khi có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh, làm cho bác sĩ điều trị tăng liều PPI đang dùng cho bệnh nhân vì cho rằng thuốc chưa đạt hiệu quả. Ở mức độ ít gặp hơn, dùng PPI có thể gây khô miệng, phù, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, rối loạn cảm giác, đau khớp, đau cơ, phát ban, ngứa và viêm thận kẽ.

Thời điểm dùng thuốc

Khi đói hoặc có kích thích về vị giác, dịch vị dạ dày sẽ tự động tiết ra nhiều, vì vậy không uống thuốc trong và sau khi ăn mà nên uống PPI trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Đa số các trường hợp chỉ cần uống thuốc 1 lần trong ngày.

Không được bẻ thuốc, nghiền nát thuốc

PPI là các tiền chất không có hoạt tính, sau khi uống vào cơ thể, thuốc được chuyển từ dạng không có hoạt tính trở thành dạng có hoạt tính. PPI không bền trong môi trường acid ở dạ dày, nên đa số được bào chế ở dạng bao tan trong ruột để bảo vệ thuốc. Vì vậy cần uống nguyên viên.

Tương tác thuốc

  • Khi sử dụng bất kỳ thuốc PPI nào, bệnh nhân không nên dùng chung với thuốc an thần Seduxen vì PPI có thể sẽ làm giảm chuyển hóa và đào thải thuốc ra ngoài, gây tích lũy thuốc an thần.
  • Không dùng PPI chung với thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen, naproxen, meloxicam...
  • Một tương tác thuốc điển hình và đặc biệt nghiêm trọng trong y khoa đó là tương tác giữa Omeprazol và Clopidogrel làm mất tác dụng của clopidogrel ở những bệnh nhân can thiệp tim mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khuyến cáo nên chọn Pantoprazol do ít có tác dụng ức chế enzym CYP2C19 ở gan (enzym chuyển hóa clopidogrel thành dạng có tác dụng dược lý) hơn so với Omeprazol và Lansoprazol. Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Clopidogrel cần báo ngay với bác sĩ khi thăm khám các bệnh lý về thực quản, dạ dày, tá tràng...
  • PPI có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của warfarin hoặc giảm tác dụng chống đông khi ngừng thuốc PPI. Bệnh nhân đang dùng warfarin nên báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi các chỉ số phù hợp.
  • PPI làm giảm hấp thu magie và canxi, làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nếu dùng thuốc kéo dài, gây loãng xương, giảm magie máu... do đó bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài cần có biện pháp bổ sung. Thuốc PPI nên được dùng ở liều thấp nhất có tác dụng, trong thời gian ngắn nhất, không dùng kéo dài, chỉ dùng khi thật cần thiết.

Xem thêm:

  • Có nên phẫu thuật khi bị trào ngược dạ dày?
  • Công dụng và cách dùng thuốc esomeprazole