Lưu ý khi cho trẻ đi khám còi xương

Trẻ bị còi xương là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh khi nhìn thấy bé mãi không lớn. Chính vì thế, bài viết này HoiBenh sẽ giúp mẹ tìm hiểu các thông tin về trẻ bị còi xương: nguyên nhân trẻ còi xương, những nguy cơ mắc bệnh và cả địa chỉ khám còi xương cho bé..

Lưu ý khi cho trẻ đi khám còi xương Lưu ý khi cho trẻ đi khám còi xương

“ Chào bác sĩ, hiện tại con tôi được 20 tháng tuổi nhưng tôi thấy bé có các dấu hiệu như hay quấy khóc, đổ mồ hôi nhiều và cũng không hay chơi nhiều như các đứa trẻ khác cùng tuổi. Tôi có tìm hiểu thì được biết đây là dấu hiệu của bệnh còi xương. Tôi muốn hỏi cháu nhà tôi có bị còi xương không? và nên cho cháu đi khám ở đâu? Mong bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên” Chị Cúc - Hà Nội.

Trẻ bị còi xương là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh khi nhìn thấy bé mãi không lớn. Chính vì thế, bài viết này HoiBenh sẽ giúp mẹ tìm hiểu các thông tin về trẻ bị còi xương.

Nguyên nhân trẻ bị còi xương:

- Theo các chuyên gia, những trẻ dễ bị còi xương là do không được tắm nắng nhiều.

- Mẹ cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều nên gây ức chế hấp thu canxi.

- Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm và trẻ sinh vào mùa đông là những trẻ dễ mắc phải triệu chứng này.

- Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và một số chất khoáng khác, hoặc khi trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3 cũng là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị còi xương.

- Do di truyền.

vicare.vn-nhung-dieu-me-phai-biet-khi-tre-bi-coi-xuong-body-1

Triệu chứng của trẻ bị bệnh còi xương

- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm theo các triệu chứng như biếng ăn, ngủ kém, khi ngủ còn hay vặn vẹo, quẫy đạp không yên, quấy khóc và hay khóc đêm.

- Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ hoặc khi bú mẹ.

- Ở cổ tay hoặc mắt cá có xuất hiện ngấn thịt.

- Trẻ dễ bị táo bón và đi ngoài phân sống.

- Với những trẻ lớn hơn có thể hay kêu đau bụng, có thể chỉ đau một lúc rồi hết cũng có thể kêu mỏi nhức xương vào buổi chiều tối với những xương dài.

- Trẻ bị rụng tóc.

Nếu bố mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu trên thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương, chính vì thế trong quá trình chăm sóc con của mình bố mẹ nên chú ý quan sát và theo dõi tình hình sức khỏe của bé, phòng khi bé bị còi xương thì có biện pháp hạn chế kịp thời.

Hậu quả của việc trẻ bị còi xương

Theo các chuyên gia, trẻ bị còi xương có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và lâu dài của trẻ. Thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.

Phương pháp điều trị:

- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: thời gian tốt nhất cho trẻ tắm nắng là từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Còn về mùa đông vì trời không có ánh nắng, mẹ có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. Đây là cách đầu tiên được các bác sĩ khuyên các mẹ nên sử dụng cho trẻ bị còi xương vì vitamin có trong ánh nắng mặt trời rất tốt cho xương của bé.

- Cho trẻ bú mẹ: Trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để bé phát triển nên các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên cố gắng cho bé được ăn sữa mẹ thay vì cho trẻ ăn hoàn toàn sữa ngoài.

- Ăn nhiều các thực phẩm chức nhiều canxi: Mẹ có thể tham khảo sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, cua, tôm, cá,. là những thực phẩm cung cấp đầy đủ canxi cho mẹ.

vicare.vn-nhung-dieu-me-phai-biet-khi-tre-bi-coi-xuong-body-2

Địa điểm uy tín khám cho trẻ còi xương: Mẹ có thể đến một số bệnh viện sau để thăm sức khỏe cho bé.

1. Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em cơ sở 3 - Viện dinh dưỡng

Địa chỉ: số 1 Kim Mã Thượng, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Làm việc: Từ thứ Hai đến thứ sáu:

Giờ làm việc: 14:00 - 16:30, 08:00 - 11:30

2. Khoa Dinh dưỡng tiết chế- Bệnh viện Nhi Trung ương

Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Làm việc: Từ thứ Hai đến chủ Nhật

Giờ làm việc: 00:00 - 23:59

3. Bệnh viện Nhi Đồng 1

Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Quận 10 - Hồ Chí Minh

Làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu

Giờ làm việc: 13:00 - 16:00, 07:00 - 11:00

Dựa theo những dấu hiệu trên thì có thể bé nhà chị Cúc có thể bị còi xương, tuy nhiên tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ở một số địa chỉ HoiBenh gợi ý phía trên để khám và có kết quả chính xác hơn. Hi vọng bài viết đã cung cấp tất cả những thông tin cần thiết có liên quan đến trẻ bị còi xương, mẹ có thể tham khảo để quá trình nuôi con của mình dễ dàng hơn.