Lưu ý đau dạ dày kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Trước đây, bệnh dạ dày được xem là nan y vì có biến chứng, dễ tái phát. Ngoài việc kết hợp điều trị với bác sĩ thì người bệnh cần biết đau dạ dày kiêng gì, bởi nó quyết định một nửa hiệu quả điều trị.
Lưu ý đau dạ dày kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Trước đây, bệnh dạ dày được xem là nan y vì có biến chứng và đau tái phát. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã phát triển vượt bậc nên đau dạ dày đã được điều trị hiệu quả. Ngoài việc kết hợp điều trị với bác sĩ thì người bệnh cần biết đau dạ dày kiêng gì, bởi nó quyết định một nửa hiệu quả điều trị và giúp bệnh không tái phát.
Đau dạ dày kiêng gì?
Rất nhiều người bị các cơn đau dạ dày hành hạ dẫn tới năng suất làm việc và học tập rất thấp. Do đó, người bệnh cần phối hợp giữa điều trị với những điều cần kiêng dưới đây để có 1 sức khỏe tốt:
- Thực phẩm chiên rán: Đường tiêu hóa bị gia tăng gánh nặng khi đồ ăn này không dễ tiêu hóa. Đồng thời khiến cho máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
- Thực phẩm ngâm muối: Thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô,... chứa nhiều muối khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn trong khâu xử lý. Ngoài ra, chúng còn chứa 1 số chất gây ung thư như nitric nên bạn càng phải kiêng.
- Đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh tác dụng kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ bị tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
- Uống nước sai cách: Uống nước sau bữa ăn làm loãng dịch vị dạ dày gây đau dạ dày. Uống nước quá nhiều làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng.
- Các chất kích thích: Thuốc lá khiến mạch máu hệ tiêu hóa co lại ảnh hưởng tới máu không được cung cấp đủ tới tế bào thành dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày giảm sức đề kháng. Ngoài ra, rượu, bia, các món cay,... cũng làm hại dạ dày mà bạn nên kiêng. Trong đó, rượu bia còn gây xơ gan, viêm tuyến tụy khiến dạ dày tổn thương nặng hơn.
- Căng thẳng: Căng thẳng hay tâm trạng không tốt sẽ được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể. Hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng gây mất cân bằng tới dạ dày. Hai chất axit hydrochloric và pepsin được tiết ra nhiều hơn khiến co thắt huyết quản dạ dày và môn vị, làm thương tổn niêm mạc dạ dày.
- Cơ thể mệt mỏi: Nếu cơ thể mệt mỏi quá độ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thiếu máu, mất cân bằng chức năng bài tiết, quá nhiều vị toan và giảm dịch kết dính,... khiến tổn thương niêm mạc.
- Bụng quá no hoặc quá đói: Đây là 1 trong những tiêu chí mà người đau dạ dày kiêng gì cần biết. Nếu bụng đói sẽ có nồng độ cao các chất xúc tác và axit hydrochloric làm tổn thương dạ dày.
- Ăn uống bẩn: Lây nhiễm trực khuẩn gây ra viêm loét đường ruột mà vi khuẩn này lây truyền chủ yếu qua đồ đựng thực phẩm, nụ hôn, bàn chải đánh răng và ăn đồ ăn bẩn.
- Ăn nhanh: Ăn nhanh sẽ làm thức ăn chưa được nghiền nát nên tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn tới thức ăn lưu lâu trong dạ dày và tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Uống cà phê, trà đặc: Cà phê và trà đặc đều có chất kích thích gây thiếu máu niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc giảm đau: Lạm dụng thuốc giảm đau rất có hại cho dạ dày nên nếu cần thiết phải dùng thì có khống chế và liệu trình nhất định.
Người đau dạ dày cần tập những thói quen tốt
Song song với việc người đau dạ dày kiêng gì thì cũng cần duy trì các thói quen tốt để bảo vệ dạ dày:
- Vận động: Vận động trước bữa ăn sẽ chuyển hóa các chất béo thành nhiệt lượng, nhưng không nên vận động sau bữa ăn.
- Ăn hoa quả: Ăn hoa quả trước bữa ăn sẽ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm được cân. Nhưng ăn hoa quả sau bữa ăn thì không có công hiệu vì dạ dày phải làm việc hết công suất, không có lợi cho tiêu hóa.
- Ngủ trưa: Sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi ngủ trưa sẽ giảm mệt mỏi và tốt cho dạ dày.
- Ăn canh trước bữa ăn: Ăn canh trước bữa ăn sẽ làm sạch khoang miệng, thực quản, ruột, dạ dày,... và làm giảm mức độ kích thích của thực phẩm cứng với niêm mạc dạ dày.
- Mát xa trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ bạn xoa tay quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ và kết thúc ở vùng bụng dưới. Điều này giúp duy trì trạng thái ổn định dạ dày và kích thích dạ dày hoạt động tốt.
- Uống trà ấm: Uống trà có nhiệt độ từ 30-32 độ tốt cho dạ dày.
- Ăn đúng cách: Ăn đúng thời gian, đúng khẩu phần, ăn vừa đủ nhai kỹ, nuốt chậm,... Như vậy, nước bọt sẽ tăng bài tiết để làm giảm axit và bão hòa axit bên trong dạ dày.
- Bổ sung vitamin C: Duy trì hàm lượng vitamin C trong mức cho phép sẽ phát huy hiệu quả chức năng dạ dày và dạ dày được tăng cường sức đề kháng.
- Giữ ấm vùng bụng: Bụng bị lạnh sẽ làm cho chức năng của dạ dày bị yếu đi. Do đó cần giữ ấm bụng.
- Như vậy, đau dạ dày nên kiêng gì và có những thói quen tốt như thế nào đã được thông tin đầy đủ phía trên. Hy vọng bạn đọc có được thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.
Xem thêm:
- Đau dạ dày bạn đã biết cách điều trị đúng hay chưa
- Công dụng kì diệu của quả đậu rồng trong điều trị bệnh đau dạ dày