Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?

Trong hành trình tìm hiểu thông tin của các cặp vợ chồng chuẩn bị làm cha, làm mẹ chắc hẳn đã từng nghe tới thuật ngữ “Lưu trữ máu cuống rốn”. Tuy nhiên, việc lưu trữ này có thực sự mang lại lợi ích hay không và lưu trữ máu cuống rốn để làm gì? Mời các cặp đôi cũng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì? Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?

Trong hành trình tìm hiểu thông tin của các cặp vợ chồng chuẩn bị làm cha, làm mẹ chắc hẳn đã từng nghe tới thuật ngữ “Lưu trữ máu cuống rốn”. Tuy nhiên, việc lưu trữ này có thực sự mang lại lợi ích hay không và lưu trữ máu cuống rốn để làm gì? Mời các cặp đôi cũng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Máu cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn là phần máu còn sót lại trong dây rốn của bé và nhau thai của mẹ sau khi con chào đời. Đây là phần thường phải cắt bỏ sau sinh, nơi đã từng đảm đương nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ sang cho bé mỗi ngày và nhận lại chất thải khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Máu tại cuống rốn có chứa nhiều tế bào gốc, đặc biệt là tế bào hình thành và tạo máu. Bất kỳ tế bào nào trên cơ thể người đều từ tế bào gốc mà biệt hóa thành, còn gọi là tế bào gốc vạn năng.

vicare.vn-luu-tru-mau-cuong-ron-de-lam-gi-body-1

Lưu trữ máu cuống rốn là gì?

Lưu trữ máu cuống rốn nghĩa là sử dụng các tế bào trong máu ở cuống rốn trẻ sơ sinh sau khi chào đời và tiến hành lưu trữ ở điều kiện đặc biệt, ở những nơi đảm bảo về kỹ thuật lưu trữ và an toàn vệ sinh, giúp gìn giữ lâu dài mà không bị hư tổn. Máu cuống rốn trẻ sơ sinh có thể lưu trữ trong 20 năm.

Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?

Trước khi tìm câu trả lời đầy đủ cho vấn đề “Lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?” chúng ta hãy cùng tìm hiểu những trường hợp thực tế sau đây:

Trường hợp của cháu bé Phạm Quốc B. (quê tại Hải Phòng) phát hiện bệnh lúc 3 tháng tuổi, hàng tháng gia đình đều phải mang bé về Hà Nội để truyền máu và thải sắt với hy vọng kéo dài sự sống dù mong manh. Cơ may đã đến vào đầu năm 2016, khi cháu B. đã được 3 tuổi, tình cờ mẹ cháu B. khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội), qua trao đổi tiền sử gia đình, các bác sĩ Vinmec đã tư vấn về phương pháp điều trị cho cháu B. đó là sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn của em bé khi chào đời để ghép cho B. nếu hai anh em đạt chỉ số hòa hợp tốt. Và kết quả thật đáng mừng, sau 3 tuần cấy ghép, kết quả xét nghiệm cho thấy tủy ghép vào cơ thể B. đã bắt đầu mọc và sinh máu. Sau 6 tuần, các xét nghiệm tế bào máu của bé B. đã cho kết quả gần như của một người bình thường, không có các dấu hiệu thải ghép và biến chứng, không tan máu, tủy hồi phục rất tốt chứng tỏ ca ghép đã thành công.

Một trường hợp thực tế khác của cặp vợ chồng đang sinh sống tại Đồng Nai, gia đình một trong hai bên đã từng có người mắc bệnh lý về máu bẩm sinh. Vì thế, khi mang thai, vợ chồng anh chị đã được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cặn kẽ về việc lưu trữ máu cuống rốn, đề phòng rủi ro. Sau đó, cặp vợ chồng đã quyết định thực hiện lưu trữ máu cuống rốn của con như một hình thức bảo hiểm sinh học, phòng ngừa mắc các bệnh lý bẩm sinh cho bé.

vicare.vn-luu-tru-mau-cuong-ron-de-lam-gi-body-2

Vậy lưu trữ máu cuống rốn để làm gì?

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là một nguồn chứa dồi dào các tế bào gốc vạn năng. Các tế bào này có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi, do đó chúng thường được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.

Hiện nay, các tế bào gốc thu được từ việc lưu trữ máu cuống rốn được sử dụng để điều trị các bệnh lý về máu ác tính (ung thư máu) hoặc các bệnh về máu mang tính di truyền (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) hoặc các bệnh lý tự miễn (tiểu đường)...

Tuy nhiên, công năng của tế bào gốc không chỉ dừng lại ở đó. Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu tính ứng dụng của tế bào gốc trong khả năng biệt hóa thành tế bào của những mô khác trong cơ thể như: tế bào cơ (cơ vân, cơ tim), các tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào tuyến tụy, tế bào thận, tế bào ruột...

Khi lưu trữ máu cuống rốn, trường hợp bản thân đứa trẻ mắc bệnh thì nguồn tế bào gốc này sẽ sử dụng để điều trị cho chính bé. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn có khả năng điều trị cho cả ba mẹ, anh chị em trong gia đình hoặc hiến tặng cho cộng đồng. Do tính sinh miễn dịch thấp nên tế bào gốc có thể được cơ thể khác gen di truyền chấp nhận khi ghép vào. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: anh chị em ruột trong gia đình thì tỉ lệ tương đồng tế bào gốc đạt khoảng 25%, do đó tối ưu nhất vẫn là lưu trữ riêng cho từng người.

Lợi ích tuyệt vời khi trẻ mắc bệnh được điều trị bằng chính tế bào gốc của trẻ

Theo tình hình thực tế về các ca phẫu thuật cấy ghép, hiện nay có hơn 70% trường hợp không thể tìm được tế bào phù hợp. Do đó, máu cuống rốn từng nuôi dưỡng sự sống đó sẽ trở thành tài nguyên vô giá giúp chính bệnh nhân giành lại sự sống một lần nữa. Tỷ lệ thành công trong những ca phẫu thuật cấy ghép tế bào cùng cá thể là rất cao, gần như các tế bào tương thích hoàn toàn và có thể phát triển được sau cấy ghép, rất hiếm khi xảy ra hiện tượng đào thải.

Việc lưu trữ sẵn tế bào gốc sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí trong việc tìm kiếm tế bào cấy phù hợp trong nước hoặc thậm chí là nước ngoài, có thể lên đến vài chục ngàn đô cho một lần mua. Chi phí lưu trữ lúc này trở thành một con số rất nhỏ nhưng giá trị mà nó mang lại thật sự to lớn.

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn trung bình hiện nay tại Việt Nam

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn hiện nay còn khá cao. Chi phí thường dao động tùy theo cơ sở lưu trữ mà bạn lựa chọn. Nhìn chung, chi phí thu thập, xử lý máu cuống rốn và lưu trữ trong năm đầu tiên sau sinh vào khoảng hơn 25 triệu đồng. Những năm sau đó, phí lưu trữ khoảng hơn 2.5 triệu đồng/năm.

Những địa chỉ thực hiện lưu trữ máu cuống rốn ở Việt Nam

Ngân hàng tế bào gốc Vinmec – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

  • Bệnh viện Vinmec hiện nay có 7 chi nhánh trên cả nước, tiếp nhận lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn kể cả sản phụ không sinh con tại Vinmec. Liên hệ trực tiếp với địa chỉ chỉ Vinmec gần nhất để biết thêm thông tin. Hiện nay, Vinmec trong những ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn không thể không nhắc đến bởi sự hiện đại, tối ưu trong các khâu lấy máu, xử lý máu và lưu trữ, bảo mật thông tin khách hàng tốt nhất tại Việt Nam.
  • Điện thoại tư vấn: 024 3975 1418 hoặc 0903 056 588 (trong giờ làm việc) và 0936 246 199 (ngoài giờ làm việc).
  • Email: info-vrisg@vinmec.com

Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM

  • Địa chỉ: số 201, Phạm Viết Chánh, quận 1, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3957 1342

Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem

  • Địa chỉ tại Hà Nội: số 95, Láng Hạ, quận Đống Đa. Điện thoại: 024 3514 3535
  • Địa chỉ tại TP HCM: số 297/5, Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11. Điện thoại: 028 3868 6546

Trung tâm Tế bào gốc - Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

  • Địa chỉ: phòng 508, tầng 5, tòa nhà T, số 14 Trần Thái Tông, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 3782 4267

Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: số 18/879, La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6273 8873

Xem thêm:

  • Cách lưu trữ máu cuống rốn tại Bệnh viện Vinmec Central Park
  • Lưu trữ máu cuống rốn ở Vinmec - "Bảo hiểm sinh học" trọn đời cho con