Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì? Cách phòng tránh thế nào?

Khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch mất đi khả năng phân biệt lạ - quen và sẽ có dấu hiệu chống lại cơ thể. Vậy lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì? Cách nhận biết nó ra sao và cách phòng tránh nó như thế nào? HoiBenh sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc mắc trên.

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì? Cách phòng tránh thế nào? Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì? Cách phòng tránh thế nào?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống còn được gọi bằng cái tên đơn giản là lupus (tên khoa học là Systemic Lupus Erythematosus – SLE). Đây là một loại bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể con người sẽ tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể, khiến chúng bị tổn thương và dẫn tới rối loạn các chức năng.

Lupus là bệnh lý của các mô liên kết, có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng hơn bởi sự có mặt của các kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Lúc này, các cơ quan bị tổn thương gồm: da, khớp, thận, tim, tế bào máu, phổi, thần kinh...

vicare.vn-lupus-ban-do-he-thong-la-benh-gi-cach-phong-tranh-the-nao-body-1

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1845 bởi Hebra. Lupus là từ Latinh, nó có nghĩa là chó sói, xuất phát từ việc bệnh nhân thường hay có ban đỏ đặc trưng ở mặt mình, nhìn như vết cắn của chó sói. Bệnh là vấn đề của toàn cầu với hàng triệu người mới mắc bệnh mỗi năm nhưng thực tế thì xã hội lại ít biết đến sự tồn tại của nó. Theo nghiên cứu của Hội Lupus Mỹ thì tại nước này có khoảng 2 triệu người mắc bệnh, số người chết do bệnh tăng trong khoảng thời gian từ 879 người (năm 1979) lên 1.046 (trong năm 2002) và có khoảng 40% bệnh nhân đã phải nghỉ việc (nguồn: VnExpress).

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng thuộc Bệnh viện Bạch Mai (đây là nơi tập trung chủ yếu bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía Bắc), nơi đây mỗi năm tiếp nhận từ 400 – 500 bệnh nhân, chiếm hơn 1/3 số bệnh nhân điều trị nội trú.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ là gì?

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ, chỉ biết rằng, bệnh được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố như:

- Yếu tố di truyền: Khi anh, chị, em ruột của bệnh nhân nhiễm lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ bị mắc bệnh này cao hơn gấp khoảng 20 lần so với những người khác.

- Do môi trường: Khi bị nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với hóa chất, do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời...

- Do vấn đề nội tiết: Bệnh thường hay gặp ở những phụ nữ ở độ tuổi sinh nở (cao hơn 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và sự nặng nhẹ của bệnh đều giảm, còn khi mang thai bệnh thường nặng hơn.

vicare.vn-lupus-ban-do-he-thong-la-benh-gi-cach-phong-tranh-the-nao-body-2

Những biểu hiện của bệnh

Bệnh có các triệu chứng xuất hiện có thể đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Triệu chứng của bệnh cũng hết sức đa dạng, thường nặng hơn vào mùa đông. Nguyên nhân được cho là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mùa hè trước đó.

Có khoảng hơn 90% bệnh nhân khi đến khám bác sĩ có các biểu hiện như: bị gầy sút, cảm thấy mệt mỏi, bị sốt nhẹ, viêm loét miệng, các khớp nhỏ đau, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, cơ bị đau. Có khoảng 3/4 số bệnh nhân sẽ thấy bị nổi các ban đỏ bất thường trên da, thường hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt – một trong số dấu hiệu đặc trưng của bệnh lupus.

Ngoài ra, bệnh nhân còn cos những tổn thương nội tạng như: tổn thương tim (viêm cơ tim, tràn dịch màng tim); tổn thương phổi; tổn thương hệ tạo máu và thường hay xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh thì có khoảng 50 – 80% số bệnh nhân, nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong (nguồn: VnExpress).

Điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống như thế nào?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không thể trị khỏi hoàn toàn, thế nhưng nó có thể kiểm soát được nếu như biết cách điều trị. Mục đích chính của việc điều trị này chính là làm giảm triệu chứng và hạn chế được các tổn thương nội tạng dạng nặng. Trong giai đoạn bệnh đang cấp, người bệnh nên được nghỉ ngơi nhưng vẫn cứ cần một chế độ vận động hợp lý để tránh bị teo cơ, cứng khớp.

Có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau không phải steroid (NSAIDs) như Aspirin, Naproxen, Nimesulide và Ibuprofen, nó có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp của người bệnh. Tuy nhiên, những loại thuốc này gây ra tác dụng phụ chính là viêm loét tá tràng, dạ dày và không nên dùng chúng trong bữa ăn.

Với những loại thuốc corticosteroid như: prednisone (Cortancyl), betamethasone (Celeston), prednisolone, methylprednisolone (Solu-medrol, Medrol). Những loại này có tác dụng chống viêm mạnh hơn so với nhóm NSAIDs nhưng nó gây ra tác dụng phụ nhiều hơn, chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng và có tổn thương nội tạng. Tác dụng phụ của loại thuốc này là bị viêm loét dạ dày, tăng đường máu, gây ra loãng xương, bị rạn da, bị tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ức chế tuyến thượng thận.

vicare.vn-lupus-ban-do-he-thong-la-benh-gi-cach-phong-tranh-the-nao-body-3

Với những loại thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine sẽ có hiệu quả khá tốt với các tổn thương ở phần da và khớp. Với những loại thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin (Sandimmun), azathioprin (Imuran), cyclophosphamide (Endoxan) chỉ nên dùng trong những trường hợp nặng và không thể đáp ứng với corticosteroid đơn thuần bởi chúng hay gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tính cho đến giờ, chưa có loại thuốc Đông y nào có thể chứng minh được hiệu quả rõ nét trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Thế nên, người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc này bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn có thể gây tử vong.

Như vậy, với những thông tin trên, độc giả đã có thể giải đáp được thắc mắc “lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?”. Nếu như bệnh quá nặng, hãy đến gặp các bác sĩ để nhận được sự tư vấn rõ hơn.

Địa chỉ khám bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ có hại dạng tổn thương là tổn thương xương khớp và tổn thương ngoài da, vì vậy tùy vào biểu hiện người bệnh có thể đến khám tại khoa cơ xương khớp hoặc khoa da liễu ở các bệnh viện dưới đây.

Tại Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

Sau khi có quyết định của Bộ y tế về việc tái thành lập khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai năm 2006 mặc dù nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết của cả tập thể, khoa đã đạt được những thành tích rất tốt: Công tác khám chữa bệnh cả nội trú và ngoại trú được thực hiện rất tốt đã điều trị nội trú cho hàng ngàn lượt bệnh nhân; rút ngắn được thời gian điều trị nội trú trung bình xuống còn 9,36 ngày/ bệnh nhân nhằm giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân và chống quá tải bệnh viện; đặc biệt vào tháng 5 năm 2014 khoa đã phối hợp cùng với khoa Nhi góp phần dập tắt dịch sởi. Đã thành lập và đưa vào hoạt động các kỹ thuật cao trong điều trị nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người bệnh như: Laser CO2, Plasma, chăm sóc da bằng sản phẩm từ tế bào gốc, phòng xét nghiệm chuyên khoa.

Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1969, được tách ra từ khối Nội chung của Bệnh viện. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển đến nay khoa đã có 74 giường bệnh với 51 nhân viên. Trong quá trình xây dựng và phát triển dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Đảng ủy - Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, các thế hệ Lãnh đạo tiền nhiệm qua các thời kỳ, đặc biệt của Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Ân, người đã có công lao thành lập chuyên ngành Thấp khớp học, người thầy đầu tiên trong ngành Cơ xương Khớp, tập thể và cán bộ khoa đã luôn nỗ lực cố gắng trong công tác chuyên môn cũng như trong nhiều hoạt động khác và Khoa đã có nhiều thành tích được ghi nhận.

Điện thoại: 0243 6290 484

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

vicare.vn-lupus-ban-do-he-thong-la-benh-gi-cach-phong-tranh-the-nao-body-4

Bệnh viện E

Bệnh viện E là bệnh viện Đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, thành lập từ 10/1967 theo quyết định số 175/TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị với nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ từ chiến trường miền Nam ra Bắc chữa bệnh. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, bệnh viện chuyển sang phục vụ khám, chữa bệnh cho cán bộ các cơ quan Trung ương đóng tại Hà Nội có mức lương từ 70 đồng đến 114 đồng. Từ 1993, xoá bỏ chế độ bao cấp, bệnh viện nhận điều trị cho các đối tượng có thẻ BHYT và nhân dân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh. Năm 2002, bệnh viện được Bộ Y tế nâng lên bệnh viện hạng I với 340 giường bệnh. Đến nay, bệnh viện đã phát triển thành bệnh viện đa khoa tương đối hoàn chỉnh với 390 giường bệnh và 36 khoa phòng với chức năng nhiệm vụ: khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, chỉ đạo tuyến và quản lý kinh tế y tế.

Bệnh viện có hai cơ sở khám chữa bệnh: cơ sở chính tại Nghĩa tân, Cầu giấy và một phòng khám tại 13 Phan Huy Chú. Bệnh viện được giao 390 giường kế hoạch, tổ chức thành 22 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng với các chuyên khoa sâu về nội, ngoại, sản, Tai Mũi Họng, Răng - Hàm - Mặt, mắt..., 01 Trung tâm xương khớp - chấn thương chỉnh hình - phục hồi chức năng. Tổng số cán bộ công chức: 430 trong đó có 1 Giáo sư, 2 Phó giáo sư, 8 Tiến sĩ, 34 bác sĩ chuyên khoa II, 32 thạc sĩ.

Điện thoại: 0243 7543 832

Địa chỉ: 89 Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhân dân 115

Khoa Cơ xương khớp được thành lập ngày 30/11/2009. Tiền thân từ đơn vị cơ xương khớp (Khoa Nội Tiết) bệnh viện Nhân dân 115. Khoa được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh về hệ cơ xương khớp như viêm khớp, loãng xương, viêm gân cơ, và các bệnh miễn dịch như lupus và xơ cứng bì. Khoa không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị và nghiên cứu y học, tất cả nhằm vào ưu tiên số 1 là chăm sốc cho bệnh nhân. Ngoài ra, khoa còn phối hợp với trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tham gia giảng dạy và tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Điện thoại: 0283 8650 969

Địa chỉ: 818 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh

vicare.vn-lupus-ban-do-he-thong-la-benh-gi-cach-phong-tranh-the-nao-body-5

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh