Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư được cấp phép ở những bệnh viện nào tại Việt Nam?
Năm 2018, một liệu pháp điều trị ung thư đã đạt giải Nobel Y học. Đó là liệu pháp miễn dịch của Giáo sư James P.Allison (Mỹ) và Giáo sư Tasuku Honjo (Nhật Bản). Vậy liệu pháp này thực chất là gì? Nó đã được áp dụng tại Việt Nam như thế nào, ở những bệnh viện nào?
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư được cấp phép ở những bệnh viện nào tại Việt Nam?
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư là gì?
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư khác với các mô thức can thiệp loại bỏ khối u thường thấy như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Thay vào đó, việc điều trị sẽ hướng tới nâng cao hệ thống miễn dịch để cơ thể có thể chống lại ung thư một cách tự nhiên.
Cụ thể, việc áp dụng liệu pháp miễn dịch (uống thuốc miễn dịch điều trị ung thư) sẽ làm cho các thành phần trong hệ miễn dịch của bệnh nhân nhận diện tế bào ung thư tốt hơn. Qua đó, tăng cường các phản ứng miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư.
Cơ chế tác động của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư
Trong cơ thể con người luôn có hệ miễn dịch có khả năng chống lại các vi khuẩn, vi rút, vật lạ xâm nhập. Trong hệ miễn dịch lại có các tế bào có khả năng tạo ra kháng thể chống vi khuẩn gọi là tế bào B. Cũng có những tế bào có khả năng chống lại ung thư là tế bào T.
Tuy nhiên, tế bào ung thư có chốt kiểm miễn dịch nên tế bào T không hoạt động được khi gặp tế bào ung thư (chốt kiểm miễn dịch có thể kìm hãm hoạt động của tế bào T). Do đó, để tế bào T có thể hoạt động được thì phải ức chế chốt kiểm miễn dịch của ung thư.
Các thuốc miễn dịch điều trị ung thư đã được nghiên cứu, ứng dụng từ năm 2011 và nhận được nhiều đánh giá tích cực. Đến năm 2018, nghiên cứu tìm ra chốt kiểm miễn dịch của hai nhà khoa học là Giáo sư James P.Allison (Mỹ) và Giáo sư Tasuku Honjo (Nhật Bản) đạt giải Nobel Y học càng khẳng định hiệu quả vượt bậc của phương pháp này.
Đối tượng được chỉ định dùng liệu pháp miễn dịch
Thuốc miễn dịch đã chứng minh được hiệu quả tốt hơn hóa trị thông thường với các loại bệnh ung thư như ung thư đầu mặt cổ, ung thư phổi, melanoma, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư Hodgkin Lymphoma. Với bệnh nhân nhạy với thuốc miễn dịch thì thuốc cũng có thể kiểm soát tốt bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư tử cung....
Phương pháp miễn dịch không chữa khỏi ung thư (nhất là với ung thư di căn) mà chỉ tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của tế bào bệnh. Qua đó, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, phương pháp này đang đóng góp rất lớn cho việc điều trị ung thư.
Theo nghiên cứu của Tập đoàn Grandsoul Nara Nhật Bản (đơn vị đã chuyển giao công nghệ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch cho Việt Nam) thì trong hơn 10.000 lượt điều trị đã có 55 - 60% bệnh nhân đáp ứng thuốc và cải thiện tình trạng bệnh (ăn được, ngủ được, đi lại được và không đau). Tỷ lệ khối u nhỏ đi và biến mất cũng lên đến 4%.
Trên thế giới cũng ghi nhận nhiều phụ nữ mắc ung thư dạng rất hiếm với tỷ lệ tử vong cao đã đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch, giúp bệnh ung thư thuyên giảm một cách kỳ diệu để quay lại cuộc sống và làm việc bình thường.
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư đã được áp dụng ở Việt Nam như thế nào?
Tại Việt Nam đã có một số bệnh viện được cấp phép để điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch. Trong nhóm bệnh viên công thì Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai nghiên cứu từ năm 2013. Bệnh viện này và Bệnh viện K chính thức được Bộ Y tế cấp phép áp dụng liệu pháp miễn dịch vào điều trị ung thư trong năm 2017.
Trong nhóm bệnh viện tư thì Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiến hành hợp tác với chuyên gia Nhật Bản và đầu tư trang thiết bị, nhân lực từ tháng 6/2014. Đến nay, bệnh viện đã chính thức đưa phương pháp này vào điều trị cho 20 bệnh nhân ung thư. Ghi nhận tỷ lệ đáp ứng thuốc khoảng 60%. Trong đó, đến thời điểm này đã có 2 bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn.
Về cơ bản, dù ở viện công hay viện tư thì liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư cũng trải qua các bước chính như:
- Thực hiện khám, xét nghiệm để xác định xem bệnh nhân ung thư có thích hợp để dùng liệu pháp miễn dịch không.
- Bệnh nhân phù hợp sẽ được dùng thuốc miễn dịch theo đường tiêm qua tĩnh mạch ở cổ hoặc đùi. Mỗi bệnh nhân cần dùng 1 - 2 lọ thuốc với liệu trình điều trị 3 tuần/ lần. Các thuốc miễn dịch đang được dùng phổ biến hiện nay là Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolizumab và Durvalumab...
- Sau khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, đánh giá để xác định khả năng đáp ứng thuốc và hiệu quả điều trị bệnh.
Dù quy trình làm việc khá tương tự nhau nhưng bệnh viện công và bệnh viện tư lại có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể, nếu chọn điều trị tại các bệnh viện công, bệnh viện tuyến trung như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K thì bệnh nhân phải chấp nhận đông đúc, xếp hàng, chờ đợi lâu.
Thay vào đó, nếu chọn điều trị tại bệnh viện tư như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thì bệnh nhân sẽ được trải nghiệm các dịch vụ y tế chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Dù giá điều trị có phần cao hơn nhưng đổi lại người bệnh sẽ nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc, quan tâm tân tình từ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện. Vinmec cũng là bệnh viện đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn an toàn bệnh viện quốc tế JCI.
Nếu muốn được tư vấn chi tiết về liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách có thể gọi đến số điện thoại 02439743556.
Xem thêm:
- Liệu pháp chữa ung thư máu bằng tế bào miễn dịch
- Miễn dịch là gì và có mấy loại miễn dịch?
- 3 loại xét nghiệm miễn dịch phổ biến bạn cần biết