Liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng

Ngày nay, điều hòa không còn xa lạ và hầu như không thể thiếu trong các gia đình ở thành phố. Tuy nhiên, lạm dụng và sử dụng không đúng cách máy lạnh cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể mọi người, đặc biệt là trong lúc ngủ. Bài viết sau đây sẽ liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng Liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng

Ngày nay, điều hòa không còn xa lạ và hầu như không thể thiếu trong các gia đình ở thành phố. Tuy nhiên, lạm dụng và sử dụng không đúng cách máy lạnh cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể mọi người, đặc biệt là trong lúc ngủ. Bài viết sau đây sẽ liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiệt độ phòng bao nhiêu là tốt?

Với cái nóng ngột ngạt của mùa hè, nhiều người cài đặt máy điều hòa hoạt động với công suất tối đa, 24 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, điều đó không thực sự tốt cho sức khỏe, cũng như khá tốn kém và hủy hoại môi trường. Hầu hết mọi người giảm nhiệt độ điều hòa nhanh để hạ nhiệt càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là một ý tưởng khôn ngoan, điều này chỉ dẫn đến tiêu thụ năng lượng lớn hơn nhiều.

Các chuyên gia khuyến cáo nhiệt độ cài đặt tốt nhất cho sức khỏe chúng ta là từ 25 - 28 độ C. Đối với trong phòng có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, các bạn nên cài nhiệt độ từ 28 - 30 độ C. Không nên cài đặt nhiệt độ dưới 25 độ C nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng năng lượng.

Nhiệt độ này cũng phù hợp với cơ thể, tránh được sốc nhiệt khi bước ra ngoài. Cơ thể được làm mát từ từ khi bước vào phòng sẽ khiến thân nhiệt ổn định hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ngủ với điều hòa không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nếu có thể hãy cố gắng ngủ không điều hòa, mà dùng quạt hoặc mở cửa sổ.

Nếu có quạt trần hãy chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa cao hơn 5 độ C so với không có quạt trần. Sử dụng quạt trần trong nhà có thể làm phòng mát hơn 10 độ C và giảm tới 10% năng lượng của máy điều hòa. Quạt giúp hơi lạnh lưu thông đều khắp trong phòng. Điều này giúp không khí phòng thoáng hơn, mát nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn.

vicare.vn-liet-ke-nhung-thoi-quen-ngu-dieu-hoa-de-gay-nguy-hiem-den-tinh-mang-lau-body-1
Nhiệt độ cài đặt tốt nhất cho sức khỏe chúng ta là từ 25 - 28 độ C

Những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng

1. Thay đổi nhiệt độ điều hòa đột ngột

Bạn nên chú ý tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

2. Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Nhiều cha mẹ bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp nhiệt độ trong nhà chênh lệch với ngoài trời rất lớn mà không biết rằng, đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Để điều hòa nhiệt độ quá thấp khiến trẻ dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà.

Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,... Do đó, thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C là tốt nhất.

vicare.vn-liet-ke-nhung-thoi-quen-ngu-dieu-hoa-de-gay-nguy-hiem-den-tinh-mang-lau-body-2
Để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ khiến trẻ dễ bị cảm

3. Bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.

Thực tế, đây là sai lầm có thể gây tốn điện thêm và nhanh hỏng máy. Khi bật trở lại, điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ phòng đã nóng hơn vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.

Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.

4. Mở máy điều hòa cả ngày

Mùa hè oi bức khiến bạn bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên cho con ngồi trong phòng điều hoà không quá 2 giờ.

Khi ra khỏi phòng, bạn nên để cửa mở to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể thích nghi với không khí mới. Nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý rằng, càng về đêm cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

5. Không gây ẩm trong phòng điều hòa

Cha mẹ cần tạo độ ẩm nhất định trong phòng bật điều hòa. Điều hòa thường làm cho da khô nên khi sử dụng, bạn có thể làm tăng độ ẩm cho phòng bằng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước để tránh khô da, khô họng.

6. Thường xuyên đóng chặt cửa khi sử dụng máy điều hòa

Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa. Không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2 - 5 lần không khí ngoài trời nếu bạn thường xuyên đóng chặt cửa, vì vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí.Tuy bạn vẫn nên hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát, nhưng đừng nên để không khí trong phòng trở nên quá bí, gây hại cho sức khỏe. Khoảng 15 - 30 phút, bạn nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở”, thay không khí mới cho căn phòng.

vicare.vn-liet-ke-nhung-thoi-quen-ngu-dieu-hoa-de-gay-nguy-hiem-den-tinh-mang-body-3
Không nên đóng chặt cửa khi sử dụng máy điều hòa

Cách dùng điều hòa đúng cách khi ngủ

Nằm lâu trong phòng điều hòa khiến cơ thể dễ mất nước, khô da tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công. Ở thường xuyên trong phòng điều hòa còn làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở. Ở trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy.

  • Nhiệt độ chênh lệch lý tưởng: 7 độ C
  • Không sử dụng điều hòa quá 4 giờ liên tục: Ngủ trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da khô, họng khô. Bạn nên hẹn giờ hoạt động của điều hòa trong khi ngủ.
  • Đặt máy phun sương để tạo độ ẩm: Để tạo độ ẩm cho không khí, có thể đặt máy phun sương hoặc một chậu nước ở góc phòng khi ngủ. Không khí có độ ẩm cần thiết sẽ giúp ngủ ngon hơn, tránh được các vấn về đường hô hấp.
  • Mở cửa sổ sau khi sử dụng: Vào buổi sáng sau khi sử dụng thiết bị này cả đêm, nên mở tung cửa sổ để nắng và gió giúp khử khuẩn.
  • Sử dụng điều hòa có chức năng diệt khuẩn: Nên thể sử dụng các loại điều hòa có chức năng diệt khuẩn, loại bỏ khói bụi và vi khuẩn có hại. Điều này sẽ giúp người sử dụng có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh: Chú ý vệ sinh thiết bị này định kỳ 4 - 6 tháng một lần. Điều này sẽ tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy có cơ hội phát triển. Nếu không, máy điều hòa sẽ trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho người dùng.
  • Đắp chăn mỏng khi ngủ: Khi ngủ phòng điều hòa, hãy đắp một tấm chăn mỏng. Đặc biệt, cần che kín vùng bụng, tránh để lỗ chân lông giãn nở, dễ dẫn tới bị cảm lạnh.
  • Nên bật quạt thông gió khi ngủ: Tránh ngủ ở nơi điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu. Vì như vậy sẽ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng

Xem thêm:

  • Có nên bật điều hoà khi trẻ bị sốt không?
  • Bí quyết mùa hè: Cách nằm điều hoà không bị khô da
  • Nắng nóng trên 40 độ C, ăn gì để giải nhiệt hiệu quả nhất?