Liệt kê một số bác sĩ chuyên khoa hen suyễn được người bệnh yêu quý

Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hẳn được, nhưng nếu điều trị đúng, có thể kiểm soát được hoàn toàn, có nghĩa là người bệnh hen hầu như không có hoặc rất ít triệu chứng, sinh hoạt, làm việc học tập bình thường, chức năng phổi bình thường hoạc gần bình thường. Một vấn đề mà hầu hết người mắc bệnh hen phế quản gặp phải là không biết khám và điều trị ở đâu , đến gặp bác sĩ chuyên khoa hen suyễn nào để đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy trong bài viết này sẽ giới thiệu một số địa chỉ khám hen

Liệt kê một số bác sĩ chuyên khoa hen suyễn được người bệnh yêu quý Liệt kê một số bác sĩ chuyên khoa hen suyễn được người bệnh yêu quý

phế quản uy tín và một số bác sĩ chuyên khoa hen suyễn được người bệnh tin cậy.

Bạn biết gì về bệnh hen suyễn?

Hen suyễn (hen phế quản - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi vấn đề phù nề của bạn trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Trong trường hợp này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn

vicare.vn-liet-ke-mot-so-bac-si-chuyen-khoa-hen-suyen-duoc-nguoi-benh-yeu-quy-body-1

Những triệu chứng nói lên đang bạn mắc bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,... Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến nhất đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn:

  • Ho, đặc biệt là vào ban đêm:

Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật... ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh...nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

  • Thở khò khè:

Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây cũng được xem là dấu hiệu rất điển hình của bệnh hen suyễn. Nguyên nhân của hiện tượng thở khò khè do không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở hơn.

  • Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực.

Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.

  • Hơi thở rất nhanh và gấp:

Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng chẩn đoán bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..

  • Mặt nhợt nhạt, mồ hôi.

Người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.

Trên là các triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, trong thực tế ở mỗi người bệnh, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau.

Một số bác sĩ chuyên khoa hen suyễn được người bệnh tin cậy

Tuy là bệnh mãn tính nhưng dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa hen suyễn, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ phần nào tốt hơn. Dưới đây là thông tin một số bác sĩ chuyên khoa hen suyễn được người bệnh yêu quý.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân

  • Bác sĩ tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Bác sĩ tại phòng khám bệnh số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Nguyên Phó khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Giảng viên bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Trường đại học Y Hà Nội.
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Nội khoa tại C.H.U Brest - Cộng hòa Pháp (1997).
  • Tốt nghiệp bằng liên Đại học chuyên ngành Bệnh phổi tại Viện hàn lâm khoa học Paris - Đại học Paris VI.

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Huy Thông

  • Nguyên bác sĩ khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Nguyên phó trưởng khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Hiện đang giữ chức phó giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Lâm

  • Bác sĩ tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Bác sĩ tại phòng Khám bệnh số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Phó trưởng bộ môn Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng - Đại học Y Hà Nội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Quang Đoàn

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II.
  • Bác sĩ tại khoa dị ứng - Miễn dịch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
  • Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai.
  • Nguyên bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Nguyên trưởng bộ môn Dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Đại học Y Hà Nội.
  • Bác sĩ Đoàn là chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh nội chung, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh dị ứng tự miễn tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện đại học Y Hà Nội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn

  • Bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng.
  • Từng giữ chức Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.
  • Trưởng Bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội.

Một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn

vicare.vn-liet-ke-mot-so-bac-si-chuyen-khoa-hen-suyen-duoc-nguoi-benh-yeu-quy-body-2

Dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa hen suyễn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:

Khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,.. có thể là tác nhân khởi phát bệnh hen suyễn thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

  • Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn:

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.

  • Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi:

Nếu nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh hen phế quản thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh...

  • Đeo khẩu trang khi ra đường:

Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.

  • Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng:

Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia... thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

  • Dọn dẹp nhà cửa đều đặn:

Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh..

  • Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng:

Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,... Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,...

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh:

Một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác là ảnh hưởng của không khí lạnh. Vì vậy, vào những thời điểm thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

  • Thực hiện tầm soát hen và COPD:

Một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là thực hiện tầm soát hen và COPD. Khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ được chỉ định khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp, chẩn đoán hình ảnh qua chụp X-Quang phổi, đo hô hấp ký có thử thuốc và xét nghiệm công thức máu,... để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.

Xem thêm:

  • Bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không?
  • Tác hại của nước hoa với mẹ bầu
  • Nên làm xét nghiệm gì nếu có dấu hiệu hen suyễn?