Lịch tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ, cập nhật mới nhất

Ngày nay, cuộc sống càng phát triển, ý thức tiêm phòng của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản càng tăng lên. Thế nhưng tiêm phòng cho bà bầu thế nào là đủ không phải chị em nào cũng biết. Dưới đây, HoiBenh chia sẻ lịch tiêm phòng đầy đủ nhất để chị em cùng nắm rõ.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ, cập nhật mới nhất Lịch tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ, cập nhật mới nhất

Vì sao bà bầu nên tiêm phòng?

Hiện nay, tiêm phòng cho bà bầu là phương pháp phòng tránh bệnh chủ động được áp dụng rộng rãi. Các mẹ tiêm phòng không những bảo vệ được bản thân mình mà còn giúp con yêu tránh nhắc được những bệnh truyền nhiễm ngay từ trong bụng mẹ và cả những tuổi đầu sau sinh. Vì vậy, các mẹ bầu mang thai tiêm phòng là điều hết sức cần thiết. Khi đang có ý định mang thai và trong giai đoạn mang bầu, chị em cần theo dõi lịch tiêm phòng cho bà bầu để tiêm đầy đủ các mũi tiêm cần thiết đúng lịch.

vicare.vn-lich-tiem-phong-cho-ba-bau-day-du-cap-nhat-moi-nhat-body-1

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Mẹ bầu nào cũng muốn mình có một thai kỳ khỏe mạnh để tạo tiền đề sức khỏe tốt nhất cho sự ra đời của con yêu. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, việc ghi nhớ lịch tiêm phòng cho mẹ để không bỏ lỡ những mũi vắc xin - giữ vai trò như một lớp màng chắn bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm.

Trước khi mang thai

Chị em cần cần làm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella và nghe tư vấn tiêm các loại vắc xin. Nếu cơ thể đã xuất hiện kháng thể nghĩa là bạn đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm. Ngược lại, cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể chưa có kháng thể bởi nếu không may mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai, em bé có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non...

  • Những loại vắc xin mà phụ nữ trước mang thai lần đầu cần tiêm đó là: Sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, viêm gan B.
  • Tối thiểu trước 1 tháng, an toàn nhất là trước khi có thai 3 tháng, chị em cần tiêm các mũi tiêm này.

Nguyên nhân: Nếu chị em mắc bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu đến buồng trứng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Hơn nữa, trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ, mắc phải bệnh quai bị thì nguy cơ cao thai nhi bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu hoặc sinh non.

  • Bệnh sởi: Mẹ mang thai nếu mắc sởi, nguy cơ cao thai nhi sẽ bị dị dạng, sảy thai hoặc chết lưu.
  • Bệnh rubella: Trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, mẹ bị nhiễm virus rubella thì khả năng 90 % thai nhi bị dị tật liên quan đến tim, não, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển. Hiện nay, đã có loại vắc xin kết hợp sởi, quai bị và rubella, chị em nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
  • Bệnh thủy đậu cũng là loại bệnh gây nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng bị bệnh thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vắc xin phòng chống thì nên tiêm vắc xin chống thủy đậu trước khi có thai tối thiểu 1 tháng.
  • Bệnh cúm xảy ra khá phổ biến đối với nhiều mẹ bầu và ít gây biến chứng nguy hiểm nhưng với tình trạng sức khỏe khá nhạy cảm ở phụ nữ mang thai, bệnh cảm cúm dễ tiến triển nặng (mẹ bầu thường không uống được thuốc để chữa bệnh) và gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hay dị tật bẩm sinh cho em bé, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai.
  • Viêm gan B là bệnh mạn tính, có thể gây ung thư gan, xơ gan cho người mắc phải. Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai, mẹ cần làm các xét nghiệm kiểm tra viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc nếu mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần có hướng giải quyết để phòng tránh nguy cơ truyền virus sang cho con.
vicare.vn-lich-tiem-phong-cho-ba-bau-day-du-cap-nhat-moi-nhat-body-2

Tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai

  • Trong thời gian mang thai, các mẹ được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
  • Đối với mũi tổng hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván: Mũi tiêm này nên được tiêm từ khoảng tuần thứ 27-36 của thai kỳ, tiêm càng sớm càng dễ phòng ngừa cho bé mới sinh khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Tiêm phòng bệnh uốn ván trong thai kỳ sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trước và sau sinh. Bởi, mẹ có nguy cơ uốn ván trong quá trình chuyển dạ, trực khuẩn uốn ván đi theo đường sinh dục tấn cung tử công. Còn đối với trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng vì trực khuẩn uốn ván có thể tấn công vết cắt rốn gây khả năng cao mắc bệnh cho trẻ.

Đối với bệnh ho gà, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh ho gà tử vong vì bệnh khó phát hiện. Nhiều trẻ mắc bệnh có triệu chứng như cảm bình thường nên người nhà chủ quan, qua thời gian ngắn trẻ có thể ngừng thở, tím tái và tử vong, diễn biến xảy ra nhanh chóng và đột ngột . Vì thế, mẹ bầu tiêm phòng ho gà sẽ giúp em bé sinh ra có kháng thể chống lại bệnh vì bình thường sau 2 tháng tuổi bé mới được tiêm phòng.

Đối với tiêm phòng uốn ván (mũi đơn)

Về lịch tiêm phòng cho bà bầu mũi uốn ván đơn, chị em mang thai lần đầu cần lưu ý như sau:

Cần tiêm 2 mũi, mũi đầu khi biết tin có thai và mũi hai cách mũi đầu ít nhất 30 ngày và trước dự kiến sinh khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, ngày nay nhiều cơ sở y tế đều tiêm phòng uốn ván cho các mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ thay vì 3 tháng đầu như trước đó. Lý do giải thích là giai đoạn đầu mang thai, các mẹ sức khỏe chưa được ổn định, nguy cơ sảy thai cao nên tránh tiêm phòng.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Mẹ bầu mang thai lần 2 tiêm phòng thế nào phụ thuộc lần 1 mẹ đã tiêm chưa và cách lần này bao lâu. Cụ thể, mẹ cần chú ý tiêm lại các loại vắc xin có hiệu lực trong vòng vài năm đổ lại. Ví như, mang thai lần 2 cách mang thai lần đầu 5 năm, mẹ cần tiến hành các xét nghiệm và tiêm nhắc lại các loại vắc xin ngừa viêm gan B, rubella... nếu lượng kháng thể thấp hơn mức cần thiết bảo vệ. Với vắc xin cúm, Bộ Y tế khuyến cáo các mẹ nên tiêm phòng hằng năm.

vicare.vn-lich-tiem-phong-cho-ba-bau-day-du-cap-nhat-moi-nhat-body-3

Trường hợp vắc xin uốn ván, lịch tiêm phòng lần 2 khác với lần một, và số mũi tiêm phụ thuộc vào mũi cuối cùng cách lần này khoảng thời gian bao lâu. Cụ thể:

  • Nếu mẹ chưa từng tiêm uốn ván trong kỳ mang thai lần đầu và trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ bầu cần tiêm mũi đầu tiên ở 3 tháng giữa thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng và cách mũi trước đó ít nhất 1 tháng.
  • Nếu mẹ mang thai lần hai hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván, mẹ cần tiêm một mũi ở giữa thai kỳ.
  • Nếu mẹ đã tiêm phòng mũi tổng hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì lần mang thai này tiêm thêm 1 mũi vào tuần thứ 36 hoặc thứ 38 của thai kỳ.
  • Nếu mẹ tiêm phòng 3 đến 4 mũi uốn ván từ trước mà lần gần nhất trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại ở lần mang thai thứ 2.
  • Nếu mẹ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì lần mang thai này không cần tiêm bổ sung nữa vì khả năng bảo vệ là trên 90%. Tuy nhiên, nếu mũi thứ 5 tiêm đã trên 10 năm thì mẹ vẫn nên tiêm thêm 1 mũi nữa ở lần mang thai này.

Ngoài ra, các loại vắc xin bại liệt, phế cầu, sốt vàng hay các bệnh nhiễm trùng khác như bệnh tả, bệnh dại, viêm màng não cầu khuẩn, viêm não Nhật Bản, thương hàn... mẹ có thể tiêm thêm khi có chỉ định của các bác sĩ. Và mẹ phải chắc chắn rằng đã thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm phòng, mẹ tiêm lúc cơ thể khỏe mạnh và nên theo dõi cơ thể sau 1 đến 2 ngày sau khi tiêm phòng để có thể bảo vệ cơ thể mẹ và thai nhi tốt nhất.

Xem thêm:

  • Địa chỉ tiêm phòng uy tín cho bà bầu hai miền Nam - Bắc
  • Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu - những điều cần biết
  • Tiêm phòng cho bà bầu - những mũi tiêm cần thiết