Lịch tiêm chủng người lớn mới nhất 2018

Tiêm chủng là cách chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc xin không chỉ tiêm cho trẻ nhỏ mà tiêm cho cả người lớn. Dưới đây là lịch tiêm chủng người lớn mới nhất năm 2018 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Lịch tiêm chủng người lớn mới nhất 2018 Lịch tiêm chủng người lớn mới nhất 2018

1. Vắc xin ngừa cúm

Vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm cho tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi và người lớn.

Những đối tượng sau càng cần phải được chích ngừa cúm: Những người từ 50 tuổi trở lên; người sống ở nhà dưỡng lão; Người có bệnh tim phổi mạn tính; Người lớn hay trẻ em bị các bệnh đái tháo đường hay thận mạn tính; Người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV, người được ghép tạng; Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi phải dùng aspirin lâu ngày; Phụ nữ có thai trong giai đoạn có mùa cúm; Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như: nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao; Những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, những người giúp việc gia đình.

2. Vắc xin viêm phổi

Những người ở độ tuổi 65 trở lên hay những người có bệnh mãn tính, hệ thống miễn dịch yếu hoặc lá lách đã bị cắt thì việc tiêm vắc xin viêm phổi là điều rất cần thiết.

3. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà

Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà (một mũi tiêm 3 trong 1) kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi từ 19-64 tuổi, hoặc cách đây 5-10 năm bạn đã tiêm chủng ngừa uốn ván. Đối với các bà mẹ mang thai cần đề phòng uốn ván khi sinh.

Vắc xin uốn ván được tiêm nhắc lại liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên, tiêm lại liều thứ ba 6- 12 tháng sau liều thứ hai. Từ độ tuổi 19-64 tuổi chưa tiêm vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà lần nào thì có thể tiêm ngừa bất cứ lúc nào.

4. Vắc xin viêm màng não

Khuyến cáo tiêm vắc xin viêm màng não 2 liều cho người trưởng thành mất lách giải phẫu hoặc chức năng, hoặc giảm thành phần bổ thể kéo dài. Người nhiễm HIV đã được tiêm trước đó cũng nên tiêm 2 liều cách nhau 2 tháng.

Khuyến cáo tiêm 1 liều vắc xin viêm màng não cho sinh viên năm 1 chưa tiêm vắc xin sống trong ký túc; các nhà vi sinh hàng ngày tiếp xúc với não mô cầu; các tân binh sĩ; và những người du lịch tới, sống ở vùng có dịch.

5. Vắc xin thủy đậu

Tất cả người trưởng thành chưa có miễn dịch với thủy đậu. Sau khi tiêm mũi đầu tiên vắc xin thủy đậu, tiêm nhắc lại mũi thứ hai 4-8 tuần sau liều đầu tiên.

6. Vắc xin sởi, quai bị và rubella

Những người sinh sau năm 1956 từ 18 tuổi trở lên nên tiêm ít nhất 1 liều vắc xin MMR, trừ khi đã được chủng người hoặc đã mắc cả 3 bệnh trên.

  • Vắc xin sởi: Liều MMR thứ 2, tiêm cách mũi 1 ít nhất 28 ngày, được khuyến cáo cho người lớn mà gần đây tiếp xúc với sởi hoặc sống trong vùng có dịch; tất cả các học sinh tại các trường phổ thông trở lên; những người làm việc tại các cơ sở y tế; với những đối tượng dự định đi du lịch quốc tế.
  • Vắc xin quai bị: Liều MMR thứ 2, tiêm cách mũi 1 ít nhất 28 ngày, được khuyến cáo cho người lớn mà sống trong cộng đồng có dịch quai bị và nằm trong nhóm tuổi chịu ảnh hưởng; học sinh tại các trường phổ thông trở lên; người làm việc tại các cơ sở y tế; dự định đi du lịch quốc tế
  • Vắc xin rubella: Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bất kỳ tuổi nào, nên xác định miễn dịch với rubella. Nếu không có miễn dịch, nên tiêm vắc xin cho phụ nữ không mang thai. Với phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch thì nên tiêm MMR sau khi hoàn thành hoặc đình chỉ thai nghén và trước khi ra viện.

7. Vắc xin HPV

HPV là loại virus lây qua đường tình dục. Vắc xin HPV giúp chống lại một số tuýp HPV gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và nhiều trường hợp ung thư họng ở nam giới. Vắc xin này có thể phòng hầu hết những mụn cóc ở cả nam và nữ. Nên tiêm vắc xin sớm cho những trẻ từ 9 tuổi, nhưng những người lớn trẻ tuổi, đặc biệt là nếu chưa quan hệ tình dục cũng có thể tiêm vắc xin. Vắc xin HPV được tiêm cho cả nam và nữ đến 26 tuổi.

HPV gồm 3 mũi, mũi tiêm thứ 2 nên cách mũi 1 từ 1-2 tháng; và mũi 3 nên tiêm sau mũi đầu 6 tháng.

vicare.vn-lich-tiem-vac-xin-o-nguoi-lon-body-1
Tiêm vắc xin trước khi mang thai

8. Vắc xin viêm gan A

Vắc xin được tiêm cho tất cả các đối tượng phòng ngừa viêm gan A, đặc biệt là những đối tượng như: Nam giới quan hệ đồng tính, người dùng thuốc đường tiêm, nhân viên y tế chăm sóc những người có thể được tiếp xúc với virus trong phòng thí nghiệm, hoặc bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường mà nhiều người nhiễm viêm gan A.

Vắc xin viêm gan A được tiêm bất cứ lúc nào tiêm nhắc lại mũi thứ 2 từ 6 – 18 tháng sau liều đầu tiên.

9. Vắc xin viêm gan B

Tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng muốn phòng bệnh viêm gan B và những đối tượng sau: Những người quan hệ tình dục không phải mối quan hệ một vợ một chồng; những người đang khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; hiện tại hoặc gần đây sử dụng thuốc đường tiêm; và nam giới quan hệ đồng tính, hay các nhân viên y tế hoặc ngành nghề có tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể khác có nguy cơ nhiễm HBV.

Vắc xin viêm gan B được tiêm bất cứ lúc nào. Tiêm lại liều thứ hai 1 tháng sau liều đầu tiên, liều thứ ba ít nhất 2 tháng sau liều thứ hai và ít nhất 4 tháng sau liều đầu tiên.

10. Vắc xin zona

Những người trên 60 tuổi được khuyến cáo nên tiêm một liều vắc xin để phòng zona. Người già sau 85 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này tới 50%. Bệnh zona có thể kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm trời. Zona cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác và có thể gây ra mù lòa.

Xem thêm:

  • Lợi ích của việc tiêm chủng ngừa thủy đậu
  • Lịch tiêm chủng cho người lớn đầy đủ và mới nhất 2018