Lịch tiêm chủng cho người lớn đầy đủ và mới nhất 2018

Người lớn cũng cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật không mong muốn. Sau đây là lịch tiêm chủng cho người lớn các bạn có thể tham khảo và chủ động đi tiêm ngừa sớm để phòng bệnh.

Lịch tiêm chủng cho người lớn đầy đủ và mới nhất 2018 Lịch tiêm chủng cho người lớn đầy đủ và mới nhất 2018

Người lớn cũng cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật không mong muốn. Sau đây là lịch tiêm chủng cho người lớn các bạn có thể tham khảo và chủ động đi tiêm ngừa sớm để phòng bệnh.

1. Người lớn cũng cần được tiêm chủng ngừa đầy đủ

Trẻ em là đối tượng thường được tiêm vắc xin để phòng bệnh, tuy nhiên khi dịch bệnh bùng phát thì việc tiêm chủng cho người lớn cũng rất cần thiết.

Thống kê từ Parents, hàng năm có hơn 600.000 người lớn tử vong do mắc các bệnh vốn có thể phòng tránh bằng tiêm vắc xin. Theo tiến sĩ Anita Chandra-Puri (Phát ngôn viên tại Viện Hàn lâm nhi khoa của Mỹ và bác sĩ nhi khoa tại Hiệp hội y khoa Northwestern ở Chicago): “Khi người lớn được tiêm chủng sẽ giúp tránh được sự lây lan của bệnh sang trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.”

Một số liệu khác từ trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) báo cáo: Có 644 trường hợp mắc bệnh sởi năm 2014 và con số cao kỷ lục được xác nhận từ khi dịch bệnh này bị loại bỏ tại Mỹ vào năm 2000. Trong năm 2012, có tới 48.277 người mắc bệnh ho gà, cao nhất tính từ năm 1955.

Tại sao người lớn cũng phải tiêm chủng ngừa? Người lớn được tiêm phòng là điều rất cần thiết, vì không những giúp bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh mà còn tránh được nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

vicare.vn-lich-tiem-chung-cho-nguoi-lon-day-du-va-moi-nhat-2018-body-1

2. Lịch tiêm chủng cho người lớn, các loại vắc xin cần thiết

Dưới đây là lịch tiêm chủng cho người lớn do Cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo:

Vaccine sởi - quai bị - rubella (MMR)

Đây là những bệnh rất dễ lây lan và có tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Cả ba loại virus sởi - quai bị - rubella đều có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai nếu không được tiêm ngừa.

Đối tượng nên tiêm vắc xin MMR:

  • Sinh từ năm 1957 trở về sau và chưa từng tiêm ngừa.
  • Người chuẩn bị đi du lịch nước ngoài.
  • Từng làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Lưu ý: Phụ nữ đang hoặc chuẩn bị mang thai, sinh trước năm 1957, từng dị ứng với kháng sinh neomycin và gelatin, người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nặng nề do ung thư hoặc HIV/ AIDS thì cần bỏ qua tiêm mũi MMR.

Vắc xin phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà (DPT)

Bệnh uốn ván xâm nhập qua vết thương của da và niêm mạc. Bệnh gây ra chứng cứng khít hàm, khiến cho người bệnh khó thở và nuốt. Có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh uốn ván tử vong dù đã được điều trị.

Trong khi đó, bệnh ho gà và bạch hầu lây lan qua chất tiết của đường hô hấp. Biến chứng của hai căn bệnh này là gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến viêm cơ tim và suy tim, thậm chí là hôn mê, tử vong.

Đối tượng nên tiêm phòng mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván là từ 19 tuổi trở lên chưa từng tiêm ngừa và phụ nữ mang thai. Vắc xin bại liệt được tiêm nhắc lại sau 10 năm. Người từng dị ứng sau khi tiêm loại vắc xin này hoặc với bất kì thành phần nào của vắc xin DPT cần được khuyến cáo với loại vắc xin này.

Vắc xin Zona

Bệnh do virus varicella-zoster gây ra với triệu chứng phát ban đau đớn. Zona thường gặp ở người già sau tuổi 85 và có nguy cơ mắc bệnh tới 50%. Thống kê từ CDC tại Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu người mắc bệnh zona.

Người trên tuổi 60 cần được tiêm phòng bệnh zona. Trường hợp bị dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc xin, người có hệ suy giả miễn dịch, người điều trị bệnh bằng bức xạ, phụ nữ mang thai hay ghép tạng không được tiêm loại vắc xin này.

vicare.vn-lich-tiem-chung-cho-nguoi-lon-day-du-va-moi-nhat-2018-body-2

Vắc xin ngừa Phế cầu khuẩn

Lịch tiêm chủng cho người lớn không thể bỏ qua mũi tiêm phế cầu khuẩn. Loại vắc xin này giúp người lớn bảo vệ được các loại bệnh phế cầu có liên quan tới viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Bệnh viêm phổi do phế cầu có khả năng tử vong cao và lấy đi tính mạng khoảng 50.000 người hàng năm.

Vắc xin này được khuyến cáo tiêm cho người trên 65 tuổi hoặc trong độ tuổi từ 2 đến 64 tuổi, người hút thuốc lá, bị hen suyễn, hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài ra, người trên 50 tuổi và sinh sống ở nơi có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu.

Vắc-xin ngừa cúm

Khuyến cáo từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các chuyên gia về cúm, tất cả mọi người đều cần tiêm phòng cúm hàng năm. Vắc xin cúm dựa trên 3 hoặc 4 chủng virus cúm phổ biến trong mùa đó. Có thể tiêm vắc xin cúm vào bất kì thời điểm nào trong mùa, vì vắc xin cúm rất phổ biến và luôn có sắn, do đó tốt nhất nên tiêm trước khi mùa cúm bắt đầu khoảng 1 tháng.

Vắc xin ngừa viêm màng não do cầu khuẩn

Theo WHO, viêm màng não là một bệnh rất nguy hiểm có thể gây tử vong cao. Đối tượng cần tiêm chủng là người trong môi trường tập thể như quân nhân, sinh viêm và người suy giảm miễn dịch. Đối với người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc xin hoặc có phản ứng ảnh hưởng tới tính mạng không nên tiêm vắc xin ngừa viêm màng nào do cầu khuẩn.

Thông tin về lịch tiêm chủng cho người lớn là rất cần thiết, ai cũng nên nắm rõ để giảm nguy cơ mắc bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thực tế, nhiều người trưởng thành mắc phải một số bệnh truyền nhiễm mà đáng lẽ có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm chủng.

Xem thêm:

  • Từ 1/1/2018, bắt buộc tiêm chủng phòng 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi
  • Có cần thiết phải tiêm chủng không?
  • Các điểm tiêm chủng dịch vụ tại Hà Nội