Lịch tiêm chủng cho bà bầu đầy đủ trong suốt thai kỳ

Tiêm vắc xin ngừa bệnh là việc cần thiết và gần như bắt buộc đối với tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Lịch tiêm chủng cho bà bầu chia thành từng giai đoạn với những loại vắc xin cụ thể, không chỉ nhằm mục đích đang tự bảo vệ bản thân mà là bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh.

Lịch tiêm chủng cho bà bầu đầy đủ trong suốt thai kỳ Lịch tiêm chủng cho bà bầu đầy đủ trong suốt thai kỳ

Không chỉ áp dụng tại Việt Nam, các lịch tiêm chủng cho bà bầu sau đây được áp dụng trên toàn Thế giới, được Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật tại Mỹ (CDC) khuyến cáo. Lịch tiêm chủng cho bà bầu bao gồm giai đoạn trước và trong khi mang thai, các chị em nhất định phải nắm rõ:

1. Lịch tiêm chủng cho bà bầu – Giai đoạn chuẩn bị mang thai

Để chuẩn bị đón thành viên mới cho gia đình nhỏ, các chị em cần chuẩn bị sức khỏe từ trước khi mang thai với các loại vắc xin sau đây:

Vắc xin rubella

Loại vắc xin này vô cùng quan trọng và các chị em phụ nữ dự định mang thai nhất định phải nắm rõ thời điểm tiêm rubella. Nếu đã xác định được rõ thời điểm mang thai thì cần tiêm vắc xin rubella trước 3 tháng mang thai để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus gây sảy thai, sinh non và dị thật thai nhi.

vicare.vn-lich-tiem-chung-cho-ba-bau-day-du-trong-suot-thai-ky-body-1

Vắc xin thủy đậu

Nếu chưa từng tiêm phòng thủy đậu trước đó, chị em phụ nữ cần đặc biệt chú ý tới loại vắc xin này. Mặc dù không nằm trong diện bắt buộc trong lịch tiêm chủng cho bà bầu nhưng vắc xin thủy đậu nên được tiêm trước ít nhất 2 tháng mang thai. Bởi nếu bị thủy đậu trong 5 tháng đầu mang thai, trẻ nhỏ có nguy cơ bị dị tật rất cao. Với những người đã từng tiêm 1 mũi thủy đậu khi còn nhỏ thì vẫn nên tiêm nhắc lại 1 mũi trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài 2 loại vắc xin kể trên, chị em phụ nữ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng viêm gan B và cúm. Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai càng cẩn thận, kỹ càng thì quá trình mang thai càng an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

2. Lịch tiêm chủng cho bà bầu - Giai đoạn trong thai kỳ

Tính từ thời điểm bắt đầu mang thai cho tới khi sinh con, bà bầu cần tiêm đầy đủ 2 loại vắc xin cúm và uốn ván. Lịch tiêm chủng cho bà bầu trong thai kỳ như sau:

Lịch tiêm phòng uốn ván

Vắc xin tổng hợp ho gà – bạch hầu – uốn ván vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai. Trong quá trình mang thai và khi chuyển dạ, trực khuẩn uốn ván có thể đi theo đường sinh dục tấn công lên tử cung làm cho thai phụ nhiễm uốn ván tăng khả năng sảy thai. Bên cạnh đó, rất nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà bẩm sinh trong quá trình mang thai của người mẹ dẫn tới tử vong sớm. Do đó, loại vắc xin này sẽ đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ và thai nhi trong suốt thai kỳ cho tới tận sau sinh. Lịch tiêm chủng cho bà bầu vắc xin uốn ván như sau:

  • Tiêm mũi đầu tiên vào khoảng từ tuần thứ 22 cho tới tuần thứ 26.
  • Tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng.
  • Nên tiêm mũi thứ 2 trước tuần 30 để đề phòng sinh non.
vicare.vn-lich-tiem-chung-cho-ba-bau-day-du-trong-suot-thai-ky-body-2

Lịch tiêm phòng cúm

Loại vắc xin này nếu được tiêm trước khi mang thai thì không cần tiêm nhắc lại nhưng với những người mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ trùng với mùa bùng phát dịch cúm trong năm thì cần thực hiện mũi tiêm này. Loại vắc xin này có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào bởi nó an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Ngoài các loại vắc xin nằm trong lịch tiêm chủng cho bà bầu kể trên, thai phụ cần thăm khám sức khỏe định kỳ hàng tháng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung các mũi tiêm phòng thích hợp cho sức khỏe. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B, phế cầu, sốt vàng....

Trên đây là những thông tin chi tiết về lịch tiêm chủng cho bà bầu cả trước và trong khi mang thai. Các chị em cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho bà bầu, không được quên lịch tiêm, làm thiếu sót mũi tiêm khiến sức khỏe không đảm bảo.

Xem thêm:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai có cần xét nghiệm không?
  • Mẹ có biết tiêm phòng Rubella bao lâu thì được mang thai?
  • Tiêm vacxin gì trước khi mang thai để phòng dị tật bẩm sinh cho thai nhi?