Lịch khám thai định kỳ chính xác nhất

Mang thai là một hành trình với nhiều trải nghiệm tuyệt vời và hạnh phúc. Tuy nhiên, lần đầu làm mẹ ai cũng có những bỡ ngỡ nhất định như phải chuẩn bị những gì khi đi siêu âm, nên đi khám thai vào khi nào,... Vậy thì hãy theo dõi bài viết để biết lịch khám thai chuẩn nhất và chính xác nhất.

Lịch khám thai định kỳ chính xác nhất Lịch khám thai định kỳ chính xác nhất

Vì sao nên đi khám thai đúng định kỳ?

Theo khẳng định của các chuyên gia thì thai phụ phải được khám đúng định kỳ. đây là việc làm rất quan trọng và cực kỳ cần thiết. Việc làm này không những giúp theo dõi sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ và bé mà còn giúp mẹ được nhìn thấy con sớm hơn. Trải nghiệm cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy những cử động của con yêu khi đang còn trong bụng mẹ.

Khám thai sẽ giúp mẹ biết được sức khỏe của thai nhi, kiểm soát được những dấu hiệu bất thường xảy ra với thai nhi. Từ đó có những biện pháp cụ thể để giải quyết phù hợp với tình trạng thai nhi. Mỗi lần thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý về chế độ ăn uống nghỉ ngơi của người mẹ để giúp cải thiện cân nặng và trí não để thai nhi khi sinh ra có thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

vicare.vn-lich-kham-thai-dinh-ky-chinh-xac-nhat-body-1

Lịch khám thai định kỳ

Mỗi bà mẹ cần biết được mình nên đi khám thai khi nào, tuần bao nhiêu. Để từ đó theo dõi tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Lần thứ nhất (6-8 tuần)

Sau khi trễ kinh từ 2 đến 4 tuần bạn nên kiểm tra để xác định xem có phải bạn đã thật sự có thai hay không. Bạn có thể làm siêu âm 2D hoặc siêu âm đầu dò. Trong lần khám thai đầu tiên bạn sẽ được bác sĩ đưa ra ngày dự sinh. Sau đó tìm hiểu về tiền sử mang thai, làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe của mẹ như mẹ có bị thiếu máu không, có bị các căn bệnh lây nhiễm di truyền cho thai nhi không,...

Lần thứ hai (11-14 tuần)

Từ tuần 11 đến 14, tất cả các bà mẹ phải được đi khám thai. Bởi đây là thời kỳ quan trong nhất để kiểm tra những bất thường của thai nhi và cũng có thể biết được giới tính của thai. Các bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy, từ đó kiểm tra thai nhi có bị dị tật nào không như tim, Down,..

Ngoài ra, hiện nay các bà mẹ còn có thể làm xét nghiệm Doule Test, xét nghiệm này giúp phát hiện thêm những dị tật bẩm sinh khác mà siêu âm không thể phát hiện nếu có.

Lần thứ ba (16 tuần)

Bạn sẽ được thực hiện siêu âm màu và đo cân nặng của thai nhi. Khi này bào thai bắt đầu hình thành các bộ phận trên cơ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để tốt cho cả mẹ và con. Ngoài ra, bạn sẽ phải làm một số xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Lần thứ tư (22-23 tuần)

Bạn nên biết rằng mọi đình chỉ thai nghén phải được thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ để đảm bảo an toàn. Vì thế đây cũng là một mốc khám thai rất quan trọng để kiểm tra các dị tật của thai nhi như sứt môi. dị dạng,... Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất nếu thai nhi có dị những dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, nếu mẹ bị khối u buồng trứng, hở eo tử cung thì đây cũng là thời điểm phù hợp nhất để thực hiện các thủ thuật. Thực hiện thủ thuật hay phẫu thuật trong thời gian này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lần thứ năm (26 tuần)

Tuần thứ 26 siêu âm thai, bác sĩ cũng sẽ thông báo cho mẹ những chỉ số như cân nặng, chiều dài xương đùi,... của thai nhi. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con và khuyên mẹ nên bổ sung những thực phẩm gì cần thiết cho thai nhi trong thời kỳ này.

vicare.vn-lich-kham-thai-dinh-ky-chinh-xac-nhat-body-2

Lần thứ sáu (31-32 tuần)

Bác sĩ sẽ giúp mẹ chuẩn đoán ngôi thai, kiểm tra xem thai đã quay đầu chưa. Thông báo cân nặng, các chỉ số của bào thai và ngày dự sinh. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm có thể phát hiện muộn những dị tật bất thường của thai nhi như tim, động mạch,...

Lần thứ bảy (36 tuần)

Ở lần thứ 7 bác sĩ sẽ đưa ra dự đoán cân nặng của con khi sinh, nếu không đủ tiêu chuẩn bạn sẽ được tư vấn chế độ ăn uống để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho thai nhi. Bạn cũng sẽ được kiểm tra nước ối, tim thai và đo chuyển động thai,...

Ngoài ra, lần khám thai này bác sĩ sẽ tiên lượng về phương pháp sinh của mẹ. Những trường hợp cần thiết phải sinh mổ sẽ được thông báo nhập viện và chờ sinh như thai to, vết mổ lấy thai cũ,... Nếu sinh thường, bạn sẽ được hẹn lịch khám lại sau 1 hay 2 tuần theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi sinh.

Trên đây là lịch khám thai định kỳ chính xác nhất mà các chuyên gia y tế sản khoa đưa ra. Các bà mẹ hãy thực hiện khám thai đầy đủ để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ.

Xem thêm:

  • Mách mẹ lịch khám thai và những xét nghiệm cần làm, quy trình khám như thế nào?
  • Nên khám thai ở bệnh viện hay phòng khám tư
  • Tổng hợp địa chỉ khám thai tốt ở Hà Nội