Lẹo mắt có thể tự khỏi được không?
Một chứng bệnh về mắt rất hay gặp là lẹo mắt. Lẹo mắt gây nên tình trạng đau nhức, phù nề, đỏ mí mắt rất khó chịu và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiểu rõ về lẹo để có cách điều trị hiệu quả nhất.
Lẹo mắt có thể tự khỏi được không?
Một chứng bệnh về mắt rất hay gặp là lẹo mắt. Lẹo mắt gây nên tình trạng đau nhức, phù nề, đỏ mí mắt rất khó chịu và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiểu rõ về lẹo để có cách điều trị hiệu quả nhất.
Lẹo mắt là gì?
Mắt bị lẹo là viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn Staphylocoque gây nên. Ban đầu mọc lẹo mắt sưng nhẹ, hơi đỏ và bị ngứa đau, sau đó nổi lên một khối rắn kích thước to như hạt gạo.
Vị trí mọc lẹo là ở ngay bờ mi mắt, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo sẽ có mủ và vỡ ra.Lẹo mắt rất hay tái phát hoặc dễ lan từ mi này sang mi khác, sưng to mí mắt hoặc gây ứ phù màng tiếp hợp.
Phân biệt các dạng lẹo
Lẹo bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, có kích thước và độ rắn như hạt đậu
Lẹo bên trong: Sẽ kín đáo hơn và nằm ở phía bên trong của mi mắt tức là phần kết mạc của mi, chỉ khi lật mi ra bạn sẽ nhìn thấy được, có thể nhìn thấy mủ trắng của lẹo.
Đa lẹo: Đây là trường hợp đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi thậm chí cả hai mắt.
Nguyên nhân phổ biến gây nên lẹo mắt là do viêm mi mắt, dùng chung hoặc dùng nhiều mỹ phẩm kẻ viền mắt.
Lẹo mắt có tự khỏi không?
Lẹo mắt sau một vài ngày có thể tự khỏi nếu giữ gìn vệ sinh và rửa mắt đúng cách. Tuy nhiên nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu thì nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và điều trị.
- Cách điều trị lẹo mắt phổ biến là rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí. Bạn có thể chườm nóng các triệu chứng đau với các tổn thương sớm. Dùng vải sạch hoặc gạc làm ẩm với nước ấm để rửa. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt đến khi miếng nén bắt đầu mát.
- Hoặc bạn có thể chườm mắt bằng một túi trà ấm. Và trà đen là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt bởi vừa giúp giảm sưng, vừa kháng khuẩn tuyệt vời. Chỉ cần đun nước và thả túi trà vào như pha trà uống bình thường. Sau đó chờ trong 1 phút để túi trà nguội, chườm túi trà lên mắt khoảng từ 5 đến 10 phút. Dùng 2 túi trà cho 2 bên mắt.
- Với lẹo to hoặc dai dẳng có thể dùng thuốc trị lẹo mắt là corticoid nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc có thể chích lẹo.
Khi bị lẹo mắt bạn cần thực hiện các điều sau:
- Tuyệt đối không trang điểm mắt, soi gương đến khi mụn lẹo ở mí mắt đã lành. Nên chườm ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày để vết thương lành nhanh hơn.
- Rửa tay trước khi tra thuốc lẹo mắt, giữ thuốc sạch sẽ, không để thuốc chạm vào mí mắt.
- Không tự ý chữa lẹp bằng cách tự ý lặn mủ và tra thuốc mà không có sự hướng ẫn của bác sĩ. Làm những điều này có thể khiến tổn thương lan rộng, tái phát để lại sẹo lẹo gây mi quặp rất mất thẩm mỹ.
Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt
- Không nên đưa tay dụi mắt vì dễ gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan
- Khi ra đường nên bảo vệ mắt khỏi khói bụi, ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính. Hạn chế đến những nơi bụi bẩn hoặc ô nhiễm không khí nặng nề.
- Nếu là người thường xuyên trang điểm hãy tẩy trang cho mắt được sạch sẽ. Nên thay mascara ít nhất 6 tháng/lần vì vi khuẩn sinh sôi trong đồ trang điểm.
- Không được dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt
- Nếu phát hiện mắt bị lộm cộm hoặc khó chịu, cảm giác có tình trạng viêm, nhiễm khuẩn mí mắt thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn không xử lí ngay tình trạng viêm nhiễm ngay từ đầu thì lây nhiễm có thể lan sang tuyến dầu của mí mắt, gây ra lẹo ở mí mắt.
- Nếu thoa thuốc cho một người khác mọc mụn lẹo ở mí mắt thì cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thoa thuốc.
Xem thêm:
- 7 nhóm thực phẩm người bị lẹo mắt nên kiêng
- Những cách điều trị lẹo mắt hiệu quả