Lệch khớp cắn: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách điều trị

Lệch khớp cắn xảy ra khi hàm trên và hàm dưới không thể cắn khít, không có tỷ lệ cân xứng. Hiện tượng sai lệch này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng hàm mặt, đến việc nhai khi ăn, để lâu dẫn đến ảnh hưởng cả hệ tiêu hoá.

Lệch khớp cắn: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách điều trị Lệch khớp cắn: Nguyên nhân, ảnh hưởng, cách điều trị

1. Các nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây lệch lạc hàm răng. Nếu bố hoặc mẹ bị hô, răng vẩu thì tỷ lệ sinh con ra cũng sẽ cũng bị hô, vẩu rất cao.
  • Do các thói quen xấu lúc còn bé như bú bình sữa quá nhiều, mút tay, đẩy lưỡi... khiến răng bị đẩy ra.
  • Do chế độ dinh dưỡng: trẻ em bị thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến sự phát triển của xương hàm bị yếu hơn bình thường, thậm chí là chậm phát triển. Khi xương hàm quá ngắn, không đủ chỗ cho răng mọc cũng là nguyên nhân làm răng sai lệch khớp cắn.
  • Do mất răng sữa sớm bởi các nguyên nhân về bệnh lý răng miệng hay do va chạm khiến răng mọc chen chúc, làm lệch khớp cắn.
  • Do tai nạn: Các chấn thương do tai nạn gây ra sẽ làm cho các răng dịch chuyển mạnh, gây sai lệch khớp cắn trầm trọng.
vicare.vn-lech-khop-can-nguyen-nhan-anh-huong-cach-dieu-tri-body-1

2. Một số dạng lệch khớp cắn thường gặp

  • Khớp cắn hô vẩu (khớp cắn sâu) là sự mất cân đối của hàm trên và dưới do sai lệch khớp cắn không hài hòa, nhìn nghiêng có thể thấy hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu so với hàm trên, hàm trên dô ra trước, môi trề, căng.
  • Khớp cắn móm – cắn ngược: lệch khớp cắn dạng này sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống và phát âm cũng bị ảnh hưởng. Các đặc điểm của dạng lệch khớp cắn này là nhóm răng hàm trên nằm trong nhóm răng hàm dưới và bị che khuất. Tương quan 3 phần trán – mũi – cằm bị lệch, nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy hoặc cằm nhô ra trước tạo hình mặt lưỡi cày.
  • Khớp cắn hở: Đặc điểm của dạng này thường là nhóm răng cửa bị hở, nhìn thấy được lưỡi khi răng ở trạng thái nghỉ, răng trước ở hai hàm không chạm nhau. Tương quan trán – mũi – cằm có thể là bình thường nhưng gây khó khăn khi ăn uống.
  • Khớp cắn chéo: thông thường, khớp cắn chéo không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi cười, toàn bộ răng và các kẽ răng bị xô lệch, cái thò cái thụt không theo trật tự, không rõ bị hô vẩu hay móm.

3. Hậu quả của sai lệch khớp cắn

Con người có thể thích nghi với việc sai lệch khớp cắn ở một mức độ. Tuy nhiên tình trạng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người, gây khó khăn khi nhai, phát âm, gây ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của con người.

Lệch khớp cắn còn khiến cho hoạt động của cơ hàm quá mức, dẫn đến co thắt cơ, gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, gây đau ở khớp hay xung quanh khớp thái dương hàm.

Ngoài ra, răng mọc lệch lạc rất dễ nhạy cảm với chấn thương, đặc biệt răng cửa trên bị va đập làm gãy răng, chết tủy. Lệch răng còn khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, từ đó dẫn đến sâu răng và mắc các bệnh nha chu.

vicare.vn-lech-khop-can-nguyen-nhan-anh-huong-cach-dieu-tri-body-2

4. Giải pháp điều trị lệch khớp cắn

Theo các khuyến cáo thì lệch khớp cắn nên sử dụng các biện pháp can thiệp từ sớm, để bác sĩ chỉnh nha tổng thể. Nếu là trẻ em thì nên điều chỉnh trước 7 tuổi. Còn tùy thuộc vào tình trạng của răng sữa sắp thay, hình dạng cung hàm, các thói quen xấu của trẻ... bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá tình hình bệnh và quyết định thời gian điều trị.

Những trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng đều nên điều trị chỉnh nha. Tùy thuộc vào từng dạng lệch khớp cắn mà bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm: niềng răng chỉnh nha giúp chúng quay về vị trí đúng, cân đối; phẫu thuật chỉnh hàm nếu là dạng hô, móm: trong trường hợp sai khớp cắn do cấu trúc xương hàm thì cần can thiệp từ phẫu thuật để điều chỉnh mới đem lại hiệu quả cao nhất; hoặc có thể niềng răng kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm. Trường hợp lệch khớp cắn nhẹ không phải do xương hàm có thể thực hiện biện pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu kỹ thuật nắn trật khớp vai
  • Nguyên nhân trật khớp vai và cách phòng tránh
  • Người lớn đeo niềng răng bao lâu?