Lao xương khớp là bệnh gì? Có lây không?

Bệnh lao phổi được chia thành 2 dạng là lao trong phổi và lao ngoài phổi. Trong đó lao xương khớp là một trong các loại bệnh lao thuộc dạng lao ngoài phổi. Vậy lao xương khớp là bệnh gì? Có lây không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin liên quan tới căn bệnh này.

Lao xương khớp là bệnh gì? Có lây không? Lao xương khớp là bệnh gì? Có lây không?

Bệnh lao phổi được chia thành 2 dạng là lao trong phổi và lao ngoài phổi. Trong đó lao xương khớp là một trong các loại bệnh lao thuộc dạng lao ngoài phổi. Vậy lao xương khớp là bệnh gì? Có lây không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin liên quan tới căn bệnh này.

Lao xương khớp là bệnh gì?

Lao xương khớp là loại bệnh truyền nhiễm do hệ thống xương khớp chứa vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB). Bệnh lao chủ yếu gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tiêu hóa tuy nhiên chúng cũng có thể lây qua đường máu tới các cơ quan hệ thống xương khớp trong cơ thể rồi gây ra bệnh. Lao xương khớp thuộc dạng bệnh lao ngoài phổi. Lao xương khớp là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau lao màng phổi và lao bạch huyết.

Vị trí dễ bị bệnh lao xương khớp

Cột sống là nơi phổ biến nhất bị ảnh hưởng khi bị bệnh lao xương khớp, tiếp theo là ở vị trí hông và đầu gối.

Tại cột sống, thông thường khu vực thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các khu vực khác như đốt sống cổ, xương cùng và khớp cùng chậu cũng có thể bị ảnh hưởng. Các vị trí khác như xương sườn, xương chậu, các xương nhỏ bàn tay và bàn chân, xương dài, khớp ức đòn, xương ức và túi hoạt dịch cũng có thể bị nhiễm lao.

Đôi khi, khi mắc bệnh người bệnh còn cảm thấy đau nhiều hơn một vị, trường hợp này được gọi là lao xương đa ổ.

Bệnh lao xương khớp có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và ở bất cứ tại đâu trong hệ xương khớp. Trong đó cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng từ 60 - 70 %), khớp háng chiếm khoảng 10% và khớp gối chiếm khoảng 5%.

lao xương khớp

Bệnh lao xương khớp có lây không?

Nhận thức được mối nguy hiểm do bệnh lao xương khớp gây ra nên rất nhiều bệnh nhân lo lắng và quan tâm vấn đề bệnh lao xương có lây không. Thực chất lao xương khớp cũng thuộc dạng lao ngoài nên bệnh lao xương giống như các thể lao khác đều có thể làm lây nhiễm cho người khác nếu vi khuẩn lao bị phát tán ra ngoài.

Các yếu tố gây ra truyền nhiễm bệnh lao xương có thể kể tới:

  • Vi khuẩn gây ra bệnh lao xương phát tán trực tiếp vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi và thậm chí cả khi người bệnh nói chuyện thông qua tuyến nước bọt bị bắn ra ngoài.
  • Bệnh lao xương khớp có thể lây qua các vết thương hở và niêm mạc, khi dính vào người bình thường cũng gây lây bệnh.
  • Bệnh lao xương khớp có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Triệu chứng của bệnh lao xương khớp là gì?

Tùy vào từng vị trí của hệ xương khớp mà bệnh lao xương khớp có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây bài viết xin chỉ ra triệu chứng thường gặp của hai vị trí xương khớp hay mắc khi khi lao xương khớp.

Lao cột sống (còn có tên Pott) là tình trạng bị viêm đốt sống, đĩa đệm do bệnh lao gây ra. Biểu hiện thường thấy khi mắc là người bệnh bị thường sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, gầy, sút cân nhanh chóng, da xanh xao và ăn uống kém. Biểu hiện tại chỗ cột sống, bệnh nhân đau cột sống liên tục, cơn đau có mức độ tăng dần về đêm. Bệnh nếu để kéo dài có thể gây ra bị xẹp đốt sống gây gù.

Lao khớp háng, khớp gối. Một số vị trí khớp khác ít gặp hơn khi bị bệnh lao xương khớp như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân. Triệu chứng của bệnh lao ở khớp háng và khớp khối cũng tương tự như lao cột sống. Bệnh thường phối hợp với các loại bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch, HIV hoặc đái tháo đường... Khớp háng, khớp khối hay các bị trí khác khi bị bệnh xảy ra tình trạng bị sưng, nóng, đau đỏ và thường ở một khớp đơn độc. Bệnh nhân hạn chế vận động, có thể có lỗ dò ra chất hoại tử bã đậu hoặc mảnh xương chết. Nếu để lâu ngày khớp bị tổn thương sẽ bị teo dẫn đến hạn chế vận động.

vicare.vn-lao-xuong-khop-la-benh-gi-co-lay-khong-body-2

Phương pháp điều trị lao xương khớp như thế nào?

Điều trị cơ bản khi bị bệnh lao xương khớp tức là dùng thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để có thể tiêu diệt vi khuẩn lao. Ngoài ra, cần có các biện pháp điều trị phối hợp khác như kết hợp nghỉ ngơi, thậm chí nếu cần thiết bác sỹ có thể sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tổn thương, chỉnh hình...

Làm thế nào để phòng bệnh lao xương khớp?

Bệnh nhân khi mắc bệnh lao xương khớp cần được cách ly với người thân để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

  • Những người thân trong gia đình khi chăm sóc có các hành vi tiếp xúc với bệnh nhân lao cần đi khám và chụp X-quang phổi để có thể kịp thời phát hiện sớm tình trạng nhiễm lao và có những biện pháp phòng tránh, hướng điều trị kịp thời để tránh lây lan.
  • Bệnh nhân mắc lao xương khớp cần được theo dõi chặt chẽ, phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc điều trị để không dẫn tới tình trạng bệnh lao có thể tái phát hoặc bị kháng thuốc.
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn uống khoa học, tăng cường ăn chất đạm có trong trứng, cá ngũ cốc,...bổ sung chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước
  • Tránh những nơi đông đúc
  • Nghỉ ngơi vài tháng sau khi điều trị
  • Bỏ rượu và thuốc lá, tránh đồ uống có ga, hạn chế tối đa uống cà phê và trà

Đồng thời bệnh nhân cần có thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch để chống lại bệnh lao xương khớp hiệu quả.

Xem thêm:

  • Bệnh lao xương có lây không?
  • Hút thuốc lá có gây bệnh lao không?
  • Tổng quan về bệnh lao tiết niệu sinh dục