Lần đầu tiên đặt stent tĩnh mạch bằng một mũi kim châm

Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM là bệnh viện đầu tiên trong cả nước thực hiện kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch do tắc nghẽn bằng can thiệp nội mạch. Đến nay, có khoảng 20 người bệnh đã được điều trị theo phương pháp này cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Lần đầu tiên đặt stent tĩnh mạch bằng một mũi kim châm Lần đầu tiên đặt stent tĩnh mạch bằng một mũi kim châm

ThS BS. Lê Thanh Phong – Khoa Lồng ngực Mạch máu cho biết, giữa năm 2015, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đăng ký với Bộ Y tế thực hiện kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch do tắc nghẽn bằng can thiệp nội mạch. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam. Đến nay, có khoảng 20 người bệnh đã được điều trị theo phương pháp này cho thấy hiệu quả rõ rệt.

BS Lê Thanh Phong nhắc đến một số ca điển hình như bệnh nhân L.T.H. (sinh năm 1956, nhà ở Sóc Trăng) nhập viện trong tình trạng đau và loét chân không lành. Từ 8 năm trước, bà thường xuyên bị phù chân trái khi đứng lâu hay đi lại. Khoảng 2 năm nay, bà bị phù kèm theo nổi các tĩnh mạch ngoài da và đau chân khi đứng lâu hay đi lại. 2 tháng trước nhập viện, một vết loét ở mắt cá trong chân trái xuất hiện, gây chảy dịch và đau đớn.

Các bác sĩ khoa Lồng ngực mạch máu chẩn đoán bà bị suy tĩnh mạch giai đoạn cuối do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu và điều trị sau đó bằng nong bóng và đặt stent tái thông tĩnh mạch chậu thành công. Sau mổ, tình trạng phù chân của bà giảm rõ rệt. Khoảng 10 ngày sau vết loét lành hoàn toàn và hết đau.

vicare.vn-lan-dau-tien-dat-stent-tinh-mach-bang-mot-mui-kim-cham-body-1

BS Lê Thanh Phong đang khám cho bệnh nhân.

Người bệnh B.T.G. (sinh năm 1955, nhà ở quận 2, TP.HCM) vào viện vì sốc nhiễm trùng với chân trái sưng to, căng bóng, đỏ da và rất đau. Tiền sử, người bệnh đã phù chân nhiều năm nay và thường xuyên vào viện vì nhiễm trùng máu có nguồn gốc từ nhiễm trùng chân trái.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh có nguồn gốc từ hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu và tắc mạch huyết chân, cần phải điều trị tái thông mạch máu.

Bà G. sau đó đã được nong bóng và đặt stent vào tĩnh mạch chậu, tái thông dòng máu về tim. Ngày hôm sau, chân bà đã giảm phù gần 30%, tình trạng viêm mô tế bào cũng được cải thiện rõ và sau 2 tuần điều trị chân bà đã giảm phù được gần 50% so với trước khi can thiệp.

BS Phong cho biết, bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường được nhắc đến là do các van tĩnh mạch bị hư hỏng, ngoài ra suy tĩnh mạch còn do bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu có thể gây nên tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới mức độ nặng, đôi khi gây nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy tĩnh mạch thông thường.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu gặp phần lớn ở phái nữ (80%) và các triệu chứng thường khởi phát vào khoảng 20-50 tuổi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng khởi phát thành bệnh.

vicare.vn-lan-dau-tien-dat-stent-tinh-mach-bang-mot-mui-kim-cham-body-2

Tĩnh mạch bị tắc nghẽn trước khi đặt stent.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu có biểu hiện giống như suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, hay hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu, hoặc nặng hơn là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tín, người bệnh sẽ thấy đau khi đi, đứng nhiều, nổi tĩnh mạch ở những vị trí ít thấy như bên trong đùi, phù chân, lở loét chân...

BS Phong cho biết, trước đây hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu được điều trị bằng phẫu thuật. Đây là một phẫu thuật lớn, phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn. Ngày nay, với sự phát triển của can thiệp nội mạch, hội chứng này có thể điều trị khỏi bằng cách nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi.

Qua 1 vết đâm kim vào tĩnh mạch đùi, phần tĩnh mạch bị chèn ép sẽ được nong ra và sau đó được đặt stent vào lòng mạch. Khi dòng máu về tim không còn bị cản trở, các hậu quả do sự chèn ép gây ra sẽ không xuất hiện hoặc cải thiện đáng kể khi đã xảy ra. Sau mổ người bệnh có thể đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện cùng ngày.

Theo Infonet